fbpx

Dự án hành lang Cluster 2.0 – Giải pháp cho logistics bền vững ở châu Âu

Một mạng lưới các cụm (cluster) logistics được kết nối cao có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của Liên minh châu Âu là tạo ra một hệ thống vận tải hàng hóa bền vững và hiệu quả hơn. Một sáng kiến ​​nghiên cứu được EU hậu thuẫn gọi là Clusters 2.0 đang đặt nền móng cho một mạng lưới như vậy bằng cách phát triển cách kết nối các trung tâm vận tải qua mạng lưới Internet.

Clusters 2.0 bao gồm nhiều dự án nghiên cứu và lợi ích vận tải. Trung tâm Logistics Zaragoza (ZLC), Zaragoza, Tây Ban Nha, đang làm việc về phương pháp hợp tác trong và giữa các cụm logistics.

 

PLAZA, công viên logistics lớn nhất châu Âu nằm gần Zaragoza, đang hỗ trợ sáng kiến này. Các cụm (cluster) gồm có: Duisburg (Duisport), Lille (Dourges), Bologna-Trieste (Interporto / Port of Trieste), Brussels (BruCargo), London (Heathrow), Pireaus (PCT) và Trellebourg (Port).

 

Tăng lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt là trọng tâm của chiến lược vận tải bền vững của EU. Để đạt được điều này, EU muốn 30% luồng hàng hóa vượt quá 300 km chiều dài sẽ chuyển sang đường sắt vào năm 2030, và 50% vào năm 2050.

 

Clusters 2.0 sẽ cung cấp các mô hình và công cụ quản lý mà các công ty cần để vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giữa các hub. Và bằng cách khai thác sự hiệp lực giữa các doanh nghiệp liên quan, tải có thể được gom chung để nắm bắt tính kinh tế của quy mô. Một trong những mục tiêu là tăng tỷ lệ tải trung bình đến 75% cho xe giao hàng door-to-door.

 

Điều này sẽ đòi hỏi các đối tác thương mại cộng tác ở cả cấp chiến lược và chiến thuật – đó là lý do tại sao ZLC tham gia phát triển một nền tảng hợp tác đa người dùng. Nhiều câu hỏi phải được trả lời trước khi nền tảng đó có thể trở thành hiện thực. Ví dụ, ai sẽ điều phối và quản lý nó? Có lẽ một bên trung gian như một nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư (fourth-party logistics provider – 4PL) có thể hoàn thành vai trò này. Khả năng tương tác là một vấn đề khác; thông tin sẽ chảy giữa các hệ thống CNTT khác nhau và các bên liên quan như thế nào ? May mắn thay, EU đã tài trợ cho nghiên cứu đáng kể trong lĩnh vực này và ZLC đang sử dụng những phát hiện này để phát triển các giải pháp tương thích cho các mạng lưới vận tải dựa trên cụm.

 

Các nguyên mẫu của các đơn vị tải mô-đun cho vận chuyển hàng hóa – một yếu tố quan trọng của khái niệm Internet vật lý dựa vào luồng vận chuyển hàng hoá trôi chảy – và các hệ thống chuyển tải tự động cũng đang được phát triển. Cluster 2.0 nhằm mục tiêu phát triển các hệ thống ít tốn kém, có vốn và chi phí thấp để giảm chi phí vận hành của việc chuyển tải ở mức 30%.

 

Các nền tảng cộng tác của dự án sẽ mở rộng sang lĩnh vực sản xuất. Các hoạt động sản xuất tạo ra nhu cầu về các dịch vụ logistics, và điều quan trọng là các yêu cầu về phía nhu cầu này được đưa vào hệ thống quản lý vận tải trong hành lang vận tải mới này.

 

Các mạng lưới gần đầu cuối (Proximity Terminal Networks – PTNs) là một thành phần quan trọng khác của dự án Cluster 2.0. PTN là các mạng lưới “khu vực” của các bến vận tải đa phương thức (intermodal terminal) hoạt động bên trong các cụm (cluster). Chúng là một phần của cơ chế chia sẻ tài sản và tài nguyên hỗ trợ mạng lưới tích hợp rộng hơn, đặc biệt là liên quan đến lập kế hoạch và tiến hành vận chuyển hàng hóa và gom hàng.

 

Các Cluster 2.0 có thể có tác động đáng kể đến các khu vực mà trong đó từng cụm riêng lẻ hoạt động. Mục tiêu của dự án là tăng cường hoạt động kinh tế ở các khu vực này lên 5% mỗi năm, đồng thời duy trì tác động trung lập đến môi trường của các khu vực xung quanh.

 

Dự án cũng có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế trong mỗi cụm tham gia. Hiệu quả và sự tham gia của các hub sẽ cải thiện, có thể tăng gấp đôi số lượng hoạt động giá trị gia tăng được thực hiện và tăng sản lượng hàng hóa do cơ sở hạ tầng hiện có quản lý lên 50%.

 

Phần lớn công việc sẽ được thực hiện tại Living Labs, nơi mà sẽ kiểm tra, cải tiến và xác nhận các giải pháp đề xuất và phát triển các mô hình kinh doanh cần thiết. ZLC hiện đang làm việc trong một Living Lab chuyên dành cho việc tạo ra một mạng lưới cộng sinh của các cụm logistics. Mục đích của Living Lab này là kết nối các hub của hành lang TEN-T – các hub được coi là có tầm quan trọng chiến lược trong Clusters 2.0 bằng cách thực hiện một khuôn khổ sáng tạo cho sự hợp tác giữa các cluster. Cơ chế này, được hỗ trợ bởi một nền tảng giao dịch năng động, sẽ thuyết phục các chủ hàng tại EU và các nhà cung cấp dịch vụ logistics, trong đó có 4PL để nhóm sản lượng của họ trong một trung tâm TEN-T khu vực. Dựa trên phương pháp được phát triển bởi các bến vận chuyển hàng hóa Dourges và Barking trong dự án, khái niệm nhóm hàng (bundling)  sẽ được nhân rộng tới các trung tâm TEN-T khác.

Bên cạnh việc trở thành một bước quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của EU, Clusters 2.0 cung cấp một cơ hội để mở rộng vai trò của các cụm logistics trong khu vực. Nếu các hub này có thể hỗ trợ sự phát triển của vận tải hàng hóa đa phương thức như được dự tính, thì chức năng truyền thống của chúng như là trung tâm của hoạt động logistics sẽ mở rộng để chứa đựng khả năng cạnh tranh và tính bền vững của ngành công nghiệp này tại châu Âu. Và phạm vi tiếp cận địa lý của chúng sẽ tăng khi càng nhiều cluster tham gia mạng lưới.

 

Kiến thức được tạo ra sẽ có lợi cho các dự án trong tương lai. Một trong những nhiệm vụ mà ZLC đã được phân công là tạo ra một bản kiểm kê toàn diện về kiến thức có liên quan. Cơ sở dữ liệu này sẽ được cung cấp cho cộng đồng logistics một khi dự án Clusters 2.0 kéo dài trong 36 tháng được hoàn thành vào tháng 4 năm 2020.

 

 

—–

Nguồn: Supply Chain Management Review

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272