fbpx

Vận tải Việt Nam: Thách thức, cơ hội và giải pháp công nghệ

Ngày 01/07/2016, Smartlog là một trong những nhà tài trợ chính của hội thảo “VẬN TẢI VIỆT NAM: THÁCH THỨC, CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ” do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức tại Tp.HCM.

Tại buổi hội thảo, ông Kurt Bình – người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành của Smartlog – đã có bài thuyết trình về thách thức, cơ hội và giải pháp công nghệ cho ngành vận tải Việt Nam.

Mở đầu buổi nói chuyện, ông Kurt Bình đã nhấn mạnh tư duy hệ thống trong ngành vận tải – mỗi chủ thể (bao gồm khách hàng và nhà cung cấp dịch tụ vận tải) là một mắt xích không thể tách rời trong chuỗi cung ứng. Chính vì vậy sự cộng tác và chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng là phương thức tốt nhất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp. Tóm lại đó là tầm quan trọng của việc nhìn vào tổng thể của chuỗi cung ứng với nhiều đối tác và các bên tham gia khác.

IMG_3108

 

Vận tải đường bộ có vị trí quan trọng trong toàn bộ các phương thức vận tải của nền kinh tế. Theo viện chiến lược giao thông vận tải, thị trường vận tải Việt Nam đến năm 2020 vận tải đường bộ vẫn chiếm ưu thế hơn 50%. Theo dự đoán, tổng chi tiêu cho ngành logistics sẽ lên đến con số 20 tỷ USD trong đó chi cho vận tải đường bộ khoảng 8 tỷ USD. Điều đáng chú ý là 70% của con số này được chi tiêu bởi hoạt động thuê ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp dịch vụ logistics nói chung và vận tải nói riêng đang sở hữu một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, xét riêng về vận tải hàng hóa, ông Bình cũng chỉ ra rằng đây là một ngành rất phần mảnh và hiện tại đang gặp những thách thức lớn đặc biệt đối với loại hình LTL (vận chuyển hàng lẻ) và Parcel/CEP (vận chuyển bưu kiện). Các thách thức đó là:

  • Thị trường phân mảnh đỏi hỏi khả năng cộng tác cao
  • Mạng lưới cung ứng ngày càng mở rộng và phức tạp
  • Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ vận chuyển
  • Các quy định ngày càng chặt chẽ trong ngành vận tải: tải trọng, tuân thủ các vấn đề an toàn, an ninh và môi trường
  • Năng lực công nghệ thông tin kém, thiếu kết nối thông tin
  • Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong khi áp lực cạnh lớn

 

Bên cạnh đó, xét ở góc độ chiến lược, doanh nghiệp vận tải còn phải chịu 2 áp lực; áp lực chủ hàng (yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao; yêu cầu cạnh tranh chi phí này càng phổ biến; chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát) và áp lực chủ xe (quy định quản lý đỏi hòi chủ xe và 3PL phải ngày càng chuyên nghiệp; áp lực cạnh tranh về chi phí ngày càng lớn; mất cân bằng cung cầu diễn ra phổ biến; áp lực tối ưu doanh thu, đội xe, và vận chuyển để khai tác tối đa tài sản). Chính áp lực kép này tác động tạo nên làn sóng chuyển đổi: xu hướng sát nhập các nhà vận tải có quy mô và tính chuyên nghiệp cao và sự xuất hiện công ty mới gia nhập ngành.

Xét về cách thức vận hành vận tải, chính sự kém hiệu quả ở đây như thiếu khả năng kiểm soát tổng thể quy trình (end to end visiblity and control); thiếu khả năng kiểm soát việc planning và optimizaiton, quy trình nặng nề về giấy tờ và tốn kém thời gian, không kiểm soát được các ngoại lệ; thiếu khả năng phối hợp giữa các bộ phận; thiếu khả năng kết nối với các đối tác trong logistics (vendor, shipper, ..) đã gây ra một sự lãng phí lớn cho ngành xét về mặt nhân sự, thông tin, di chuyển và thời gian (ước tính khoảng 1 tỷ USD – xem hình bên dưới).

vla

Nguyên nhân chính của sự kém hiệu năng này xuất phát từ sự thiếu nền tảng cộng tác: nền tảng công nghệ thông tin, tiêu chuẩn ngành và sự tin tưởng.

Từ góc nhìn trên kết hợp với việc khảo sát hoạt động của 50 doanh nghiệp (70% là công ty vận tải, còn lại là chủ hàng), Smartlog đã đưa ra một giải pháp làm nền tảng cho sự cộng tác một cách có hệ thống trong ngành vận tải. Đó chính là giải pháp công nghệ thông tin mà Smartlog đang đưa ra ở đây: đầu tiên là hệ thống quản lý vận tải  – Transport Management system, một giải pháp chuyên biệt cho thị trường vận tải Việt Nam xuất phát từ sự am hiểu thị trường của Smartlog mà các giải pháp TMS khác trên thế giới không thể đáp ứng được. Sau đó Smartlog hướng tới một mạng lưới được gọi là hệ sinh thái của ngành vận tải – Smartlog Ecosystem  cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Mô phỏng của hệ thống được thể hiện dưới đây.

vla2

Như vậy, bằng việc tạo nên TMS – nền tảng cho sự cộng tác và chia sẻ thông tin giữa các chủ thể hoạt động trong ngành vận tải, Smartlog mong muốn xây dựng sự tin tưởng, tạo nên hiệu năng cho toàn ngành.

Về Smartlog:

Smartlog được thành lập ngày 08/04/2015 bởi những chuyên gia đã có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành supply chain và logistics tại Việt Nam. Cuối tháng 07/2016, Smartlog có 21 thành viên phục vụ cho hàng chục khách hàng là các nhà vận tải lớn trong nước. Con số khách hàng và nhân viên dự kiến sẽ còn tăng vọt vào cuối năm 2016.

Liên hệ:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272