fbpx

Xử lý biến động nhu cầu trong ngành bán lẻ với giải pháp vận tải ?

Giải pháp cho vấn đề trên đã được ông Kurt Bình (sáng lập và giám đốc điều hành Smartlog) và cộng sự đưa ra ở tạp chí Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics vào năm 2015 với tiêu đề tiếng Anh “Matching volatile demand with transportation services in Vietnam: the case study of Gemadept”. Smartlog xin lược dịch một số nội dung chính với mục đích giới thiệu đến các bạn giải pháp vận tải cho hoạt động phân phối trong ngành bán lẻ mà các tác giả đã đề cập.

Dịch vụ logistics trong thị trường nội địa cụ thể là ngành bán lẻ đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Những nghiên cứu mà bài viết dẫn chứng cho thấy ngành bán lẻ của Việt Nam là một thị trường màu mỡ và trong những năm gần đây đã có những cải biến về mặt năng suất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành như việc áp dụng hệ thống thông tin và tự động hóa. Thị trường này hứa hẹn sẽ tăng trưởng ổn định trong những năm tiếp theo do dân số đang tăng và thị phần của người tiêu dùng trẻ (ở độ tuổi từ 30 trở xuống) đang tăng lên.

Song song đó, việc ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ 3PL (Third Party Logistics) với những gói dịch vụ logistics tích hợp đã buộc các nhà vận tải trong nước phải nhanh chóng chuyển sang mô hình hoạt động 3PL nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng thông qua tối ưu hóa (optimization) và lên kế hoạch phân chuyến (route planning).

Gemadept logistics (GLC), công ty được sử dụng trong bài nghiên cứu, là ví dụ minh họa lý tưởng cho mô hình 3PL này. Thay đổi chính trong vai trò của công ty vận tải khi chuyển sang mô hình 3PL đó là họ phải đảm nhận vai trò tối ưu hóa tuyến đường và công suất xe mà trước đây vốn là vai trò của chủ hàng. Gemadept Logistics là công ty 3PL hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu và thị phần dẫn đầu trong phân khúc 3PL. Dịch vụ vận tải là một trong những hoạt động kinh doanh chính của công ty hiện nay đang cung cấp cho các khách hàng chiến lược là những công ty sản xuất lớn. Tuy nhiên, cũng giống như những công ty vận tải khác, GLC cũng gặp phải những thách thức không nhỏ trong việc điều hành hoạt động dịch vụ vận tải như: hạn chế về mặt nhu cầu (demand constraint), hạn chế về công suất xe và những hạn chế khác về mặt vận hành trong thành phố. Những thách thức này khiến công ty phải chịu áp lực rất lớn về hiệu suất vận tải và chất lượng dịch vụ của mình. Do vậy, công ty cần tìm kiếm một giải pháp tối ưu hóa tuyến đường nhằm cải thiện tình trạng này.

Các tác giả tập trung tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa giao hàng đến các nhà phân phối vì hiện tại hoạt động này chiếm hơn 90% doanh số của GLC. Tối ưu hóa không chỉ liên quan đến chi phí mà còn phải chú ý đến cả vấn đề về thời gian và chất lượng dịch vụ. Những yêu cầu này đóng vai trò quan trọng trong logistics đô thị (hoạt động trong phạm vi nội thành) và chịu ảnh hưởng bởi biến động lớn của nhu cầu vào mỗi cuối tháng.

Các tác giả đã phát hiện ra sự biến động này trong trường hợp của công ty đang nghiên cứu và gọi đây là “Hiệu ứng Hockey Stick” (Hockey Stick Effect – HSE) như có thể thấy ở đồ thị bên dưới.

demand history and HSE

Hiệu ứng Hockey Stick xuất hiện khi doanh số và các hoạt động tăng cao vào gần cuối chu kỳ báo cáo (có thể là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm). Hiệu ứng này thường liên quan mật thiết đến một hiệu ứng khác có tên là Bullwhip effect – xảy ra khi nhu cầu bị khuếch đại trong chuỗi cung ứng từ biến động rất nhở đến cuối cùng trở thành biến động rất lớn khi dòng thông tin đi từ nhà bán lẻ (downstream) đến nhà sản xuất (upstream). Kết quả là số lượng đơn đặt hàng đến tay nhà sản xuất thường bị phóng đại.

HSE có ảnh hưởng tiêu cực không những lên các hoạt động dự trữ tồn kho, sản xuất, logistics của công ty mà còn lên chính công ty dịch vụ 3PL bởi họ phải dự trữ một lượng công suất hoạt động để đáp ứng nhu cầu biến động của khách hàng. Điều này có nghĩa là GLC phải đáp ứng lượng xe cao cấp 3.6 lần vào tuần cuối tháng so với tuần đầu tháng. Dưới tác động của HSE, công ty 3PL nói chung và công ty đang nghiên cứu nói riêng luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu xe vào cuối tháng và dư xe vào đầu tháng. Nếu sử dụng xe tức thời trên thị trường để đối phó với nhu cầu cấp kỳ của khách hàng, nguy cơ nhà vận tải chịu lỗ do giá thuê lại xa cao hơn và có thể để mất khách hàng do chất lượng dịch vụ không được đảm bảo. Đây là một thách thức rất lớn cho công ty để vừa có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi trong khi vừa phải tối ưu hóa chi phí để có thể tồn tại trong ngành vận tải với mức lợi nhuận quá mỏng manh.

Ngoài HSE, công ty còn phải đối mặt với các thách thức khác của logistics đô thị như

  • Quy định về thời gian vận tải trong nội thành đòi hỏi lên kế hoạch điều phối hợp lý
  • Sản phẩm cần vận chuyển thuộc nhiều loại hàng khác nhau đòi hỏi sự thông minh trong việc nhóm các loại để vận chuyển với nhau dựa theo tỉ lệ khối lượng và thể tích
  • Việc sử dụng cả xe của mình và xe thuê ngoài với tải trọng khác nhau khiến cho việc điều phối loại xe cho phù hợp với mục đích vận chuyển trở nên khó khăn hơn vì loại xe có sẵn mỗi ngày là khác nhau
  • Yêu cầu của khách hàng đòi hòi một tài xế cụ thể phục vụ cho họ gây có khăn cho việc tối ưu hóa nguồn lực

Hiệu ứng Hockey Stick cùng với những thách thức trên là gây khó khăn lớn cho công ty trong việc tối ưu hóa hoạt động của mình. Vì vậy, giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề HSE cũng chính là giải pháp cho công ty.

Một trong những giải pháp được nhóm tác giả trình mô tả chi tiết là mở rộng thời gian cung cấp dịch vụ sang ban đêm (mô giao hàng ban đêm trong nội thành). Áp dụng mô hình này, công ty có thể tối ưu hóa hoạt động của mình nhờ vào việc:

  • Tăng số chuyến hoạt động của mỗi xe từ 2 lên 3 chuyến mỗi ngày
  • Giảm số lượng xe thuê ngoài
  • Sử dụng pallet để đẩy nhanh tốc độ bốc, dỡ hàng và lượng công việc giấy tờ cho cả khách hàng và 3PL

Đồ thị bên dưới là kết quả của mô hình giao hàng ban đêm tại GLC được xử lý thông qua chương trình Mixed Integer Programming (MIP) với sự hỗ trợ của phần mềm thương mại AIMMS. Mô hình giao hàng ban đêm có tỉ lệ % lượng xe giảm cho việc tối ưu hóa cao hơn nhiều đối với so với mô hình giao hàng hiện tại.

truck usage result of night delivery

Tuy mô hình giao hàng ban đêm có thể gặp trở ngại do quy định cấm tiếng ồn ở một số đô thị hoặc do chi phí hoạt động cao hơn  (ít nhất khoảng 30%) cho cả khách hàng và 3PL so với hoạt động ban ngày nhưng những lợi ích mà nó mang lại xứng đáng được các nhà 3PL ứng dụng nó trong tương lai. Các lợi ích đó là:

  • Giúp 3PL và nhà phân phối giảm lượng xe tải thiếu hụt bằng cách mở rộng giờ hoạt động trong mùa cao điểm
  • Giảm ùn tắc đường cho người tham gia giao thông và giảm chậm trễ trong việc giao hàng cho 3PL nhờ việc sử dụng đường vào ban đêm
  • Giảm lượng khí thải ô nhiễm và năng lượng tiêu thụ bởi vì xe tải có thể di chuyển liên tục thẳng đến nơi giao hàng mà không cần quan ngại rủi ro tắc đường
  • Mọi người dễ dàng vào ra trung tâm thành phố do lượng xe tải đông đúc hoạt động ban ngày đã được chuyển sang ban đêm

Nếu mô hình giao hàng ban đêm được toàn bộ (hoặc gần như toàn bộ) các nhà 3PL thực hiện, hiệu quả trên sẽ được nhân rộng và hoàn toàn có thể cải tạo môi trường giao thông của Việt Nam nói chung và môi trường vận tải nói riêng.

Ở Smartlog chúng tôi cũng đang cho ra đời những giải pháp vận tải không chỉ giúp các doanh nghiệp quản trị hoạt động mà còn xây dựng các giải pháp mới trong kinh doanh giúp tối ưu nguồn lực và nâng cao năng lực canh tranh. Hãy liên hệ chúng tôi (info@gosmartlog.com) để trở thành bạn đồng hành tin cậy.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272