fbpx

Tự động hóa mua sắm trong doanh nghiệp, tại sao không?

Một trong những xu hướng hàng đầu trong thế giới kinh doanh trong 12 tháng qua chính là tự động hóa (automation). Tự động hóa (automation) đã sẵn sàng để biến đổi cách chúng ta thực hiện mọi thứ. Các chủ đề như Robot tự động hóa quy trình (Robotics Process Automation – RPA) có thể tự động hoá và loại bỏ các tác vụ nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đằng sau những chiếc xe tự lái thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo kinh doanh trên khắp mọi nơi.

Công nghệ bản thân nó không có gì mới mẻ với hoạt động mua sắm (procurement) của doanh nghiệp. Suy cho cùng thì, eSourcing đã có được hơn 20 năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là khía cạnh tự động hoá (automation) không thể mang lại nhiều thứ hơn nữa.

 

Sức mạnh của tự động hóa (automation) đem lại tối ưu hóa

 

Hầu hết các tổ chức toàn cầu đã thông qua eSourcing để sắp xếp và đơn giản hóa quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Mặc dù các đội mua sắm đã có hiệu quả trong việc đối phó với yêu cầu hạ thấp chi phí nhưng sự phức tạp mà hoạt động mua sắm phải đối mặt ngày nay đòi hỏi một cách tiếp cận tinh vi hơn vượt qua những trở ngại nhằm tạo ra giá trị bền vững.

 

Bằng cách sử dụng sự kết hợp các mô hình cơ học, phần mềm và phần cứng để phân tích giá thầu của nhà cung cấp và các kịch bản của các bên liên quan, việc tối ưu hóa tìm nguồn cung ứng (sourcing optimization) giúp nhận diện các quyết định tìm nguồn cung ứng “tối ưu”. Tự động hóa (automation) này cho phép các tổ chức:

 

  • Tiến hành các sự kiện tìm nguồn cung ứng lớn hơn và thường xuyên hơn trong các lĩnh vực con như MRO, quản lý cơ sở vật chất, và cung cấp thí nghiệm
  • Mang lại sự minh bạch và khả năng hiển thị cần thiết để đưa ra các lựa chọn hợp lý trong sự cân nhắc đánh đổi giữa lợi ích của các bên liên quan
  • Tìm nguồn cung ứng đa dạng hơn bao gồm các chủng loại phức tạp, mang tính chiến lược đối với doanh nghiệp như dịch vụ tư vấn quản lý, các cơ quan pháp lý, sáng tạo và tiếp thị
  • Thiết lập và đánh giá các tiêu chí lựa chọn rộng hơn như trách nhiệm, nguy cơ, hiệu suất, chất lượng, năng lực và tất nhiên là chi phí
  • Xác định kết quả tốt nhất trong vài phút, chứ không phải tuần

Tự động hóa (automation) do các giải pháp tối ưu hóa tìm nguồn cung ứng và eSourcing kết hợp với nhau mang lại giúp làm tăng tính hiệu quả và giảm chi phí. Quan trọng hơn, cùng với nhau, chúng giảm tính phức tạp và việc phải sử dụng nhiều nguồn lực trong mua sắm chiến lược.

 

Một phương thức mua sắm mới

 

Toàn cầu hoá, bất ổn kinh tế, các quy định, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt hơn, rủi ro về mặt tự nhiên và địa lý-chính trị, và sự già đi trong nhân khẩu học trong mua sắm chỉ là một số thách thức hiện nay khiến việc mua sắm chiến lược trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Các đội đấu thầu tiếp tục được đánh giá về khả năng liên tục giảm chi phí. Ngày càng có nhiều điều khoản, không chỉ đảm bảo cung cấp đáng tin cậy và có trách nhiệm, mà còn với việc xây dựng các mối quan hệ nhà cung cấp góp phần tạo ra sự đổi mới và sự khác biệt hóa cho doanh nghiệp. Đó là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi một mô hình tìm nguồn cung ứng chiến lược hơn, thúc đẩy tính năng tự động hóa (automation) nhằm tối đa hóa sức mạnh của con người và quy trình.

 

Xây dựng các cầu nối nhằm tối đa hóa ROI

 

Mặc dù thường mua sắm sẽ báo cáo trực tiếp lên tài chính, nhưng thực tế chức năng của nó phục vụ cho rất nhiều bộ phận của doanh nghiệp: tiếp thị, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhân lực, chuỗi cung ứng và hơn thế nữa. Các nhà lãnh đạo mua sắm am hiểu rằng sự tham gia và cộng tác sớm với các đồng nghiệp là bước đầu tiên quan trọng để xây dựng các chiến lược tìm nguồn cung ứng mang lại giá trị tích cực cho tổ chức.

 

Hiểu được các mục tiêu kinh doanh cho các bộ phận này có thể mang lại cho họ cái nhìn sâu sắc và thông tin quan trọng để sử dụng và gây ảnh hưởng đến quá trình đàm phán trong mua sắm và đưa ra các quyết định đánh đổi hợp lý khi cần thiết. Xây dựng cầu nối giữa các phòng ban đặc biệt cần thiết trong mua sắm nhiều loại (complex categories). Thường họ phải thực hiện các đánh đổi. Ví dụ, khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, chi phí có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bằng cách chọn một phương án thay thế xanh hơn, khiến cho bộ phận tài chính xung đột với bộ phận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mua sắm nằm ở vị trí duy nhất mang lại đầu vào và cung cấp tính minh bạch đối với tác động của các lựa chọn khác nhau về các ưu tiên, dẫn đến một sự đồng thuận và đảm bảo tuân thủ.

 

Quá trình mạnh mẽ với tối ưu hóa tìm nguồn cung ứng

 

Các công cụ luôn tuyệt vời. Chúng có thể tăng năng suất, tăng tốc thời gian tạo ra giá trị từ nguyên liệu đầu vào và giúp các đội mua sắm có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các phương thức tối đa hóa hiệu quả. Tuy nhiên, tận dụng tối đa các giải pháp tối ưu hoá tìm nguồn cung ứng đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ đơn giản là sử dụng chúng – nó đòi hỏi sử dụng chúng một cách chiến lược để tăng giá trị, khám phá những cơ hội tiềm năng cho tiết kiệm và tăng tính hiệu quả. Các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu này bao gồm tìm ra câu trả lời cho bốn câu hỏi chính sau đây:

 

1.Động lực nào là đằng sau tính phức tạp của các chủng loại mua sắm?

Chúng ta đã đề cập đến sự cần thiết phải hiểu rõ những gì đang thúc đẩy ưu tiên của các bên liên quan ở phần trên. Sự rõ ràng và bối cảnh xung quanh những ưu tiên này là chìa khóa để kiến tạo các tiêu chí mà sẽ dẫn đến kết quả tốt nhất cho toàn bộ tổ chức.

 

2.Yếu tố lựa chọn nhà cung cấp nào là cần thiết nhất để đạt được mục tiêu?

Việc kết hợp bốn đặc điểm mua sắm thông thường nhất – giá cả, vị thế, rủi ro và thời gian – với những gì cần đạt được là chìa khóa để giải quyết bài toán giữa mua hàng và quản lý chi tiêu.

 

3.Chi phí ẩn là gì?

Quản lý chi tiêu phức tạp không thể được thực hiện tốt bằng cách chỉ xem xét báo giá. Các yếu tố ẩn như hàng tồn kho, logistics, chi phí đổi nhà cung cấp, dịch vụ đi kèm, tất cả đều phải được đưa vào để hiểu được tổng chi phí sở hữu (total cost of ownership – TCO) đối với bất kỳ quyết định nào.

 

4.Chúng ta có thể tiết kiệm được gì nữa?

Gom nhiều chi tiêu để đạt được giảm giá theo sản lượng là một cách nhanh chóng và dễ dàng để nắm bắt tiết kiệm. Một cách tiếp cận không nhất thiết phải trực quan, nhưng có thể cực kỳ hiệu quả, là yêu cầu các nhà cung cấp giúp đỡ – các tổ chức thường ngạc nhiên khi thấy họ có thể có được sản phẩm phù hợp với giá trị tốt hơn khi hợp tác với các nhà cung cấp để có kết quả hiệu quả hơn.

 

Lợi nhuận là vấn đề cấp thiết: với việc tối ưu hoá tìm nguồn cung ứng, các đội mua sắm có thể xác định, đánh giá, đàm phán, thực hiện và điều chỉnh sự kết hợp lý tưởng của hàng hoá và dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất các mục tiêu phát triển của tổ chức. Vì các tổ chức mua sắm ngày càng mong muốn thúc đẩy cải tiến chi phí liên tục và đóng góp vào sự đổi mới cũng như tốc độ, những người nhanh nhẹn đủ để sử dụng những tiến bộ này trong tự động hóa (automation) chắc chắn có thể tìm thấy giá trị ở bất cứ đâu.

 

——-

Nguồn: Supply Chain Digital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272