fbpx

Đổi mới công nghệ trong logistics: không còn là trào lưu mà là sự sống còn. Nhìn từ báo cáo EFT 2016

Smartlog xin giới thiệu dưới đây tóm tắt một số kết quả của Logistics Technology Report được thực hiện bởi eyefortransport – eft vào năm 2016 . Báo cáo này đang đặt ra nhiều thách thức về mặt công nghệ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quản trị logistics.

Đổi mới và công nghệ đã trở thành 2 chủ đề quan trọng thống trị logistics trong 5 năm qua. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của các công ty start-up logistics đột phá, đổi mới cũng như các công ty công nghệ toàn cầu đang tham gia nhiều hơn vào hoạt động logistics. Tuy nhiên, liệu các ngành chủ chốt đã bắt đầu để bắt kịp chưa?

Câu trả lời có lẽ là có. Báo cáo này tìm hiểu hình tình đổi mới trong ngành logistics hiện nay. Nó cũng nhìn vào chi phí CNTT và nơi ngân sách của doanh nghiệp được tập trung. Cuối cùng, nó tập trung vào một số chỉ tiêu có thể cho thấy logistics đang bắt đầu hiện đại hóa. Khi ngân sách CNTT liên tục tăng, có bằng chứng cho thấy chi tiêu cho công nghệ cao trong logistics đã bắt đầu chững lại, có nghĩa là những lần đầu tư lớn vào CNTT đã đạt được kết quả. Thêm vào đó, lực lượng lao động CNTT đang bắt đầu làm thay đổi từ các công ty logistics truyền thống hướng tới một loại hình doanh nghiệp dựa vào nhân tài công nghệ nhiều hơn.

Thế nhưng, logistics vẫn chưa hề ra khỏi tình trạng khó khăn: đổi mới và công nghệ là tương lai của ngành và chúng ta chỉ mới nhìn thấy những bước đi đầu tiên trên hành trình này. Mặc dù vậy, các công ty logistics có năng lực cạnh tranh cũng đã nhận ra điều này và đã thực hiện các bước để chuyển đổi lực lượng lao động của họ, thay đổi văn hóa nội bộ của họ và giải quyết một số thách thức lớn mà họ phải đối mặt thông qua giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong kĩnh vực logistics: có 357 doanh nghiệp phản hồi, trong đó đa số là các nhà cung cấp dịch vụ logistics (3PL, 4PL, vận tải, hàng hải…) – logistics service providers, chiếm 43%, còn lại là các nhà cung cấp giải pháp công nghệ 35% – solution providers và chủ hàng (nhà sản xuất, nhà bán lẻ, các công ty phân phối sản phẩm) với 21% – shippers.

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA BÁO CÁO

  1. Đổi mới trong logistics
  • Mỗi phân đoạn của ngành này cho rằng họ là người thúc đẩy sự đổi mới
  • Khách hàng của logistics đánh giá nhà cung cấp dịch vụ logistics thấp nhất ở khía cạnh “ai đang là người thúc đẩy sự cần thiết phải đổi mới”
  • Đội ngũ lãnh đạo cấp cao và vận hành là 2 nhân tố được trông cậy nhiều nhất trong việc thúc đẩy sự đổi mới
  • Khi tâm điểm của đổi mới dần phát triển và công nghệ ngày càng trở nên quan trọng, sự trông cậy này có khả năng chuyển sang toàn bộ công ty
  • Công nghệ vẫn được coi là một nhân tố tạo khác biệt
  • Các công ty logistics chỉ cởi mở trong việc đón nhận công nghệ mới ở một mức nào đó
  1. Năng lực về công nghệ
  • Quá trình hiện đại hóa của các công ty logistics đang bắt được đà phát triển
  • Phần lớn các công ty logistics đều có các nhà phát triển phầm mềm (developers) và chuyên gia dữ liệu (data scientists)
  • Bộ phận CNTT đang bắt đầu làm việc gần hơn với khách hàng để phát triển CNTT cho phép khách hàng là người trải nghiệm và sử dụng trực tiếp các tính năng (customer-facing)
  1. Nhân tài trong CNTT
  • Một môi trường làm việc cộng tác là cơ chế tổ chức phổ biến nhất được sử dụng để thu hút nhân tài hàng đầu
  • Khuyến khích tinh thần doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneurial spirit) cũng được xếp hạng cao trong việc duy trì tài năng
  • Các công ty không có vẻ tập trung theo hướng thu hút nhân tài công nghệ thế hệ 8x và sau này (millennials: những người sẽ trưởng thành vào khoảng năm 2000)
  1. Đầu tư trong CNTT
  • Tổng ngân sách CNTT đang tăng dần qua các năm
  • Mức độ tăng của năm sau không đáng kể như năm trước đó
  • Tạo một nhân tố khác biệt là động lực chính cho việc tăng chi tiêu
  • Những ưu tiên đầu tư CNTT đang bắt đầu ổn định (không tăng không giảm đáng kể – flatten), cho thấy họ đã hoàn thành việc nâng cấp hệ thống lỗi thời trước đó (legacy-system) trong một số lĩnh vực ưu tiên cụ thể mà chúng ta đã chứng kiến trong vài năm qua
  1. Dữ liệu
  • Hầu hết các tổ chức đều đang sử dụng dữ liệu cho rất ít các phân tích mô tả (descriptive analytics)
  • Mặc dù vậy, có hai nhóm đáng chú ý ở thái cực khác của thuật phân tích

– Gần 30% số công ty phản hồi đang sử dụng phân tích quy tắc và tiên đoán tiên tiến (predictive and prescriptive analytics)

– 18% không sử dụng thuật phân tích nào cả

SỐ LIỆU CHI TIẾT

  1. Đổi mới trong logistics

logs-tech-report_1-1

Ai là người thúc đẩy sự đổi mới công nghệ trong logistics? Thật sự rất khó nói bởi mỗi phân đoạn của chuỗi cung ứng đều cho rằng họ là người có trách nhiệm trong việc này. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận từ những người nào trong các tổ chức được mong đợi sẽ thúc đẩy sự đổi mới. Hiện nay, đội ngũ lãnh đạo cấp cao được coi là chịu trách nhiệm trong các doanh nghiệp logistics, trong khi các nhà cung cấp giải pháp xem vận hành (operations) là nhân tố thúc đẩy. Tuy nhiên, điều này có thể chỉ là một sự sắp xếp tạm thời.

logs-tech-report_1-2

logs-tech-report_1-3

Công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đổi mới và tạo sự khác biệt cho tất cả mọi người trong ngành. Mặc dù có một số lo ngại rằng công nghệ là một tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực logistics nhưng rõ ràng đó không phải là trường hợp của tất cả các loại công nghệ. Như đã nói, đa số các công ty phản hồi cảm thấy rằng các công ty logistics chỉ cởi mở để chấp nhận công nghệ mới ở một chừng mực nào đó. Điều này có thể giúp chúng tôi hội đủ điều kiện con số ban đầu trong phần này trong khi đó 37% các nhà cung cấp dịch vụ logistics nghĩ rằng họ là những nhân tố thúc đẩy đổi mới, khách hàng của họ và các đối tác rõ ràng là không đồng ý. Trong thực tế, chỉ có 22% khách hàng của LSP xem họ là nhân tố thúc đẩy sự đổi mới. Điều này cho thấy một việc đáng chú ý đó là có một khoảng cách đáng kể giữa nhận thức của các LSP và thực tế.

logs-tech-report_1-4

Trong khi có một số sự do dự đón nhận công nghệ mới, vẫn có sự vận động bên trong tổ chức logistics nhằm thay đổi điều này. Các “trung tâm đổi mới” ngày càng trở nên phổ biến hơn trên toàn ngành. Ưu tiên chính của các trung tâm này là tạo ra các giải pháp và sản phẩm mới. Sự phát triển của “trung tâm đổi mới” cũng là dấu hiệu của sự thay đổi trong các tổ chức logistics và trong trách nhiệm thúc đẩy sự đổi mới. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao có khả năng sẽ được trông cậy vào ít hơn trong vai trò đổi mới, đồng thời sự trông cậy dồn nhiều hơn về toàn bộ tổ chức với sự nhấn mạnh đặc biệt vào các đội ngũ đổi mới cơ cấu.

2. Năng lực về công nghệ

logs-tech-report_2-1

Các công ty logistics đang ngày càng trở nên tiên tiến hơn về mặt công nghệ. Ngoài việc đầu tư vào các gói phần cứng hoặc phần mềm, họ cũng đang đầu tư cho bản thân tổ chức mình trở nên nhanh nhẹn hơn về mặt công nghệ. Ví dụ, chỉ có 12% các công ty logistics báo cáo không có các developer (kỹ sư máy tính, lập trình viên, vv). 14% đã có hơn 100. Ngoài ra, 57% các công ty logistics phản hồi là họ đang sử dụng các chuyên gia dữ liệu.

logs-tech-report_2-2

logs-tech-report_2-3

Bởi vì công nghệ ngày càng đóng vai trò trung tâm trong các công ty logistics, vai trò của bộ phận CNTT (hay bộ phận IT) đối với khách hàng tăng lên. 50% công ty được hỏi nói rằng bộ phận IT của họ làm việc trực tiếp trên cơ sở liên tục với khách hàng trong suốt quá trình phát triển các sản phẩm người dùng tương tác trực tiếp (customer-facing IT, đã dẫn ở trên). Chỉ có 30% số người được hỏi không có cam kết với khách hàng trong sự phát triển loại công nghệ này. Năng lực của các công ty logistics trong việc tung ra công nghệ với khách hàng hoặc trong việc kết nối công nghệ của họ với các khách hàng có tầm quan trọng đang ngày càng tăng lên rõ rệt. Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ đang phải phản ứng nhanh hơn với người tiêu dùng. Năng lực của họ để thực hiện điều này đang phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào hoạt động tổng thể của toàn bộ chuỗi cung ứng của họ – các nhà cung cấp, công ty cung cấp giải pháp và các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Các công ty logistics mong muốn nằm trongnhóm dẫn đầu sẽ phải đảm bảo đội ngũ CNTT của họ đang làm việc chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo tích hợp nhanh chóng và liền mạch các hệ thống cũng như phát triển các giải pháp CNTT mà khách hàng làm trung tâm.

3. Nhân tài trong CNTT

logs-tech-report_3-1

Sự thay đổi trong thành phần của đội ngũ công nghệ cho thấy các tổ chức cần phải làm nhiều hơn để thu hút và giữ chân người tài. Cơ chế phổ biến nhất để thu hút nhân tài là thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc cộng tác. Một môi trường doanh nhân khởi nghiệp, không khác gì một start-up công nghệ, là chiến thuật đứng vị trí cao thứ hai. Điều thú vị là “Thường xuyên góp ý phát triển”, “Giờ làm việc uyển chuyển” và các “Chương trình đào tạo”, những khía cạnh mà các bạn trẻ 8x, 9x có xu hướng ưu tiên, lại được xếp hạng rất thấp. Điều này có nghĩa là tài năng công nghệ sẵn có trên thị trường không chỉ có các bạn trẻ, tuy nhiên họ lại có xu hướng hiểu biết công nghệ nhiều hơn và thực tế là họ đang ngày càng chiếm đa số trong lực lượng lao động. Điều này nghĩa là nuôi dưỡng họ có thể là một chiến thuật có lợi cho việc giữ chân tài năng hàng đầu.

4. Đầu tư trong CNTT

logs-tech-report_4-1

Một lần nữa, ngân sách đầu tư công nghệ tiếp tục tăng về mặt tổng thể. Tuy nhiên, giữa năm 2015 và năm 2016, có một sự tăng nhỏ trong mức giảm ngân sách. Đây có thể là dấu hiệu của một số công ty logistics gia nhập vào các chiến lược công nghệ mới, hiện nay đã hoàn thành cập nhật các hệ thống lỗi thời của họ. Về mặt hiệu quả, đây có thể là chỉ số đầu tiên của sự hoàn thiện tiếp nối của sự bùng nổ công nghệ mà chúng ta đã thấy trong vài năm qua.

Nhân tố cơ bản thúc đẩy việc tăng đầu tư công nghệ đó là để tạo ra một sự nhân tố khác biệt cho doanh nghiệp. Vai trò trung tâm của công nghệ trong ngành có nghĩa là đầu tư vào nó như là một nhân tố tạo khác biệt đang ngày một khó khăn hơn, nó là một chuẩn mực nhiều hơn thế nữa. Nhân tố thúc đẩy lớn thứ hai cho đầu tư là tận dụng lợi thế của công nghệ mới. Điều này phù hợp với tư duy của nhiều công ty logistics lấy công nghệ làm trung tâm và họ đang bắt đầu thâm nhập vào ngành. Điều này cũng liên quan mật thiết đến tư duy về công nghệ trong toàn ngành như một nhân tố khác biệt bởi vì nó cho thấy các công ty sẽ phải đánh cược trên các công nghệ mới nếu họ muốn tạo ra một lợi thế cạnh tranh.

logs-tech-report_4-2

logs-tech-report_4-3

logs-tech-report_4-4

Các lĩnh vực đầu tư đã bắt đầu ngang bằng, nghĩa là nhiều lĩnh vực khác nhau của đầu tư chiếm mức độ ưu tiên tương tự nhau. Ví dụ, TMS và WMS đã giảm đáng kể giữa năm 2015 và 2016, điều này chỉ ra rằng ngày càng có nhiều tổ chức đã triển khai công nghệ này trong thời gian qua. Mặt khác, business intelligence và phân tích tiên đoán (predictive analytics) đã chiếm một số vị trí đáng kể trong tổng thể. Đây là thể hiện tầm quan trọng của dữ liệu mà nó mang đến cho ngành.

5. Dữ liệu lớn

logs-tech-report_5-1

Hầu hết công ty phản hồi đều trong giai đoạn sử dụng phân tích dữ liệu dưới dạng mô tả (53%). Giai đoạn mô tả đại diện cho việc tập hợp dữ liệu về kết quả hoạt động và phân tích nó để cải thiện trong tương lai. Thông thường đây là bước đầu tiên các tổ chức tiến hành khi sử dụng dữ liệu trong hoạt động của mình. Điều thú vị trong nghiên cứu này đó là 29% số công ty được hỏi đang thực sự sử dụng các phân tích tiên tiến trong hoạt động của mình, thậm chí với 5% cho biết họ sử dụng phân tích chuẩn tắc (prescriptive analytics): nghĩa là một hệ thống phân tích không chỉ có thể dự đoán kết quả hoạt động, mà còn có thể đưa ra trước phương án hành động phù hợp để tận dụng lợi thế của điều kiện tương lai. Ngược lại, trên 18% các công ty của ngành không có sử dụng phân tích dữ liệu. Đây là một tỷ lệ đáng kể của ngành không đón nhận một loại công nghệ nào làm chuyển đổi hoạt động kinh doanh.

Sự ổn định trong toàn bộ các ưu tiên đầu tư cho thấy sự trưởng thành của môi trường logistics hiện nay: công nghệ vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với ngành, nhưng nhiều công ty đã đầu tư đáng kể trong nội bộ tổ chức của họ để duy trì tính cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Có vẻ như các ngành logistics đã bắt đầu đạt được một cột mốc quan trọng trong hiện đại hóa. Đổi mới và đầu tư công nghệ đang thực sự bắt đầu định hình các doanh nghiệp logistics. Mặc dù đầu tư vào các công nghệ đã được gia tăng đáng kể trong nhiều năm qua, có một số dấu hiệu cho thấy rõ ràng rằng những ngân sách này đang được chi tiêu trong một số khu vực tiên tiến hơn như chi cho developers và các trung tâm đổi mới. Trong nhiều năm qua đã có những lời kêu gọi vào các công ty logistics đổi mới để tạo sự khác biệt cho mình. Trong thực tế, kể từ khi công nghệ bắt đầu đóng vai trò quan trọng hơn trong lĩnh vực logistics, đã có một cuộc tranh luận về việc liệu logistics là một doanh nghiệp dịch vụ hay một doanh nghiệp công nghệ. Không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ là cả hai, nhưng chỉ mới thời gian gần đây, các doanh nghiệp logistics mới sử dụng công nghệ để nâng cao khía cạnh dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi các doanh nghiệp logistics truyền thống rõ ràng đang hiện đại hóa với tốc độ ngày càng tăng đặc biệt là tự động hoá các quy trình thủ công, một vấn đề hóc búa được đặt ra cho ngành.Tự động hóa hoạt động tốt nhất trên các dịch vụ dạng đồng hóa (không có gì khác biệt nhau giữa dịch vụ được cung cấp bởi công ty này hay công ty khác). Thêm vào đó, tự động hóa có thể thúc đẩy đồng hóa sản phẩm/dịch vụ. Như vậy, trong khi ngành logistics đang phấn đấu cho sự đổi mới và công nghệ để trở nên khác biệt hóa, liệu có phải họ chỉ là làm tăng nhanh hơn tốc độ đồng hóa mà họ đang tìm cách chiến đấu lại?

 

—–

Nguồn: Logistics Technology Report được thực hiện bởi By Haley Garner, Head of Research and Content, eyefortransport – www.eft.com , tháng 08/2016 với sự tài trợ của công ty L&T infotech

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272