fbpx

Blockchain trong chuỗi cung ứng – lợi ích chưa được nhận ra

Việc ra quyết định dựa vào dữ liệu cho phép các chủ hàng và 3PL tăng hiệu quả, hợp lý hóa hàng hoá và quản lý hàng tồn kho một cách chính xác. Những người trong chuỗi cung ứng đồng ý rằng việc có thêm thông tin có thể giúp thúc đẩy các kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, các công ty đang phải vật lộn để tích hợp luồng thông tin và tận dụng được giá trị từ dữ liệu liên quan đến mỗi chuyển động của lô hàng. 

Khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn có thể giúp giảm bớt rủi ro, đặc biệt là liên quan đến việc thu hồi sản phẩm, các sản phẩm giả mạo và các yêu cầu về quy định.

Mối quan tâm của các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ blockchain vào chuỗi cung ứng đang tăng lên, và các công ty từ Maersk đến Walmart đang nắm bắt tiềm năng đến từ việc chuyển giao quyền sở hữu và ghi chép các hoạt động khi các lô hàng di chuyển giữa các doanh nghiệp và trong suốt chuỗi cung ứng.

Với blockchain, mỗi chuyển động được chia thành một khối (block), và các giao dịch được ghi lại mỗi khi một lô hàng thay đổi qua tay các đối tượng khác nhau.

Điều đó tạo ra một lịch sử dưới dạng kỹ thuật số và vĩnh viễn khi các sản phẩm di chuyển trong suốt chuỗi cung ứng. Lịch sử số không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi bất kỳ một đối tác thương mại nào, vì vậy nó có sẵn cho tất cả đối tác được xác minh để sử dụng.

Lợi ích của Blockchain

Bởi vì blockchain có thể theo dõi và kiểm tra các hoạt động trong suốt quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối của một chuỗi cung ứng, nó sẽ giúp loại bỏ nhiều rủi ro và mối quan tâm liên quan đến quá trình di chuyển của sản phẩm.

Trong mỗi bước di chuyển, hay còn gọi là khối (block), blockchain sẽ xác định các bên liên quan, giá, ngày, địa điểm, chất lượng, trạng thái của sản phẩm và bất kỳ thông tin khác liên quan đến quản lý lô hàng và sản phẩm trên các chuyến hàng. Sự sẵn có của trung tâm ghi chép (ledger – hay còn gọi là sổ cái, ghi chép lại toàn bộ lịch sử của giao dịch) giúp công chúng có thể tìm ra từng sản phẩm với tận nguồn gốc của nguyên vật liệu được sử dụng. Dữ liệu quan trọng có thể được cập nhật theo thời gian thực (real-time), có thể làm giảm nhu cầu đối chiếu với hồ sơ nội bộ của mỗi bên và cho phép mỗi bên trong hệ thống mạng lưới cung ứng có được khả năng hiển thị (visibility) chi tiết về các di chuyển và tình trạng của sản phẩm.

Hơn thế nữa, cấu trúc phân quyền của sổ cái làm cho bất kỳ bên nào cũng không thể giữ quyền sở hữu hoặc thao túng dữ liệu.

Thông tin được chia sẻ sẽ làm tăng khả năng hiển thị (visibility) và giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi của con người. Nó cũng có thể làm giảm đáng kể thời gian trễ, loại bỏ chi phí phát sinh thêm, giảm thiểu sai sót của con người và giảm tham nhũng. Tính chính xác và tính trách nhiệm tăng lên của dữ liệu được quản lý trong blockchain có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc phân tích dữ liệu, điều này ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởi dữ liệu như hiện nay.

Một trong những lợi ích lớn nhất đối với các chủ hàng là công nghệ blockchain đảm bảo an ninh, minh bạch và tính xác thực đối với khách hàng thận trọng. Nó thúc đẩy tiêu chuẩn hóa, giảm thiểu gian lận, và mang lại sự chính xác và nhất quán của mỗi lô hàng.

Blockchain – một công nghệ đang nổi lên

Công nghệ này đang tiên phong hàng đầu và đang lan rộng dần, nhưng nghiên cứu cho thấy vẫn còn thiếu nhận thức về việc sử dụng của blockchain.

Phần lớn những công ty phản hồi – 67% các chủ hàng và 62% các nhà cung cấp dịch vụ 3PL – cho biết họ không biết đủ về blockchain để đánh giá nó vào thời điểm này, như thể hiện trong hình 5.

Do đang trong giai đoạn mới bắt đầu, hệ sinh thái blockchain cần sự phát triển thêm. Hầu hết các chủ hàng-81% – và 3PL – 62% – họ vẫn chưa thảo luận về blockchain, thể hiện trong hình 6

Tuy nhiên, mối quan tâm đang dần tăng lên, đặc biệt đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trong số 3PL, 30% cho biết họ coi đây là ứng dụng tiềm năng nhưng chưa tham gia so với 16% các chủ hàng. Có nhiều 3PL hơn -7% – đang tích cực tìm kiếm các giải pháp tiềm năng, so với ít hơn 2% các chủ hàng.

Cũng có sự quan tâm ngày càng tăng về công nghệ, điều này có thể sẽ tăng lên khi có nhiều chủ hàng hơn thử nghiệm và chứng minh điều đó. Nghiên cứu cho thấy khoảng một phần ba các chủ hàng – 36% – quan tâm đến các cuộc trò chuyện xung quanh blockchain và muốn 3PL đưa các sáng kiến ​​tiềm năng cho blockchain ra thảo luận

Nếu một 3PL sẵn sàng đầu tư và hợp tác với một nhà cung cấp blockchain, đó có thể là một cách để tạo cho họ sự khác biệt hóa trên thị trường.

Trong số các 3PL, 31% muốn 3PL đưa các sáng kiến ​​tiềm năng cho blockchain ra thảo luận; 26% muốn thấy 3PLs sở hữu hoặc hợp tác trong các hoạt động blockchain như thể hiện trong hình 7.

Blockchain cung cấp một trung tâm dữ liệu trên nhiều hệ thống, cho phép theo dõi thống nhất và đầy đủ vòng đời của sản phẩm. Các chủ hàng và 3PL gần như đều quan tâm đến việc sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc – 64% 3PL và 65% các chủ hàng – cũng như việc sử dụng blockchain để đáp ứng các yêu cầu về quy định – 37% 3PL và 36% các chủ hàng, thể hiện trong hình 8.

Thách thức với Blockchain

Có những thách thức với công nghệ, bao gồm cả việc phát triển và quản trị chia sẻ dữ liệu blockchain. Bởi vì blockchain tạo ra một sổ cái có thể truy cập được, nên cần phải có khả năng tương tác lẫn nhau giữa các blockchain tư nhân và công cộng, đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn và thỏa thuận.

Cùng với các vấn đề khả năng mở rộng và thiếu các giao thức, sự riêng tư cũng là một trong những mối quan tâm mà công nghệ blockchain phải giải quyết.

Chủ hàng và 3PL sẽ phải xác định có bao nhiêu thông tin cần được cung cấp. Trong một số trường hợp, các công ty có thể không muốn cung cấp đầy đủ tính minh bạch của tất cả thông tin cho mọi người trong chuỗi cung ứng.

Trách nhiệm cũng có thể trở thành mối quan tâm. Thông tin càng nhiều trong chuỗi cung ứng thì càng cần có nhiều trách nhiệm đối với và các công ty có thể xác định họ không muốn mức độ theo dõi chi tiết như vậy.

Hơn nữa, công nghệ blockchain tự nó không giải quyết được độ tin cậy của hồ sơ. Blockchain yêu cầu xác minh của bên thứ ba của dữ liệu, mà qua đó phát sinh chi phí bổ sung.

Giá trị của Blockchain

Blockchain không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả các chuỗi cung ứng và cách thức các công ty có thể và sẽ áp dụng blockchain sẽ phải trực tiếp phụ thuộc vào lợi tức đầu tư. Một số ngành công nghiệp, như thực phẩm, thuốc theo toa và mỹ thuật, có thể tìm thấy giá trị lớn hơn trong khả năng blockchain.

Walmart dự định sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi sự vận động của các sản phẩm thực phẩm, kể cả thịt heo, ở Trung Quốc. Công ty khai thác mỏ BHP Billiton đã triển khai blockchain để theo dõi các phân tích khoáng sản được thực hiện bởi các nhà cung cấp bên ngoài, và công ty khởi nghiệp Everledger đã chia sẻ dữ liệu duy nhất, xác định trên hơn một triệu viên kim cương để giúp các thợ kim hoàn tuân thủ các quy định cấm các sản phẩm “kim cương máu”.

IBM và Maersk thông báo rằng họ đang hợp tác để sử dụng công nghệ blockchain. Các công ty cho biết công nghệ này sẽ giúp họ quản lý và theo dõi đường đi của hàng chục triệu container được vận chuyển trên toàn thế giới bằng cách số hoá quy trình chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối để tăng tính minh bạch và chia sẻ thông tin giữa các đối tác thương mại.

Chi phí thu thập thông tin đã giảm, nhưng vẫn có các phí liên quan đến việc cung cấp dữ liệu, và đề xuất giá trị vẫn chưa được xác định. Vấn đề vẫn còn tồn tại xung quanh việc ai sẽ là người trả tiền cho nó, ai là người hưởng lợi từ nó, và ai sẽ sở hữu và quản lý dữ liệu kết quả. Sự phức tạp của công nghệ sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn cho những người trong chuỗi cung ứng để hiểu đầy đủ blockchain.

Tóm tắt những điểm chính

  • Với blockchain, tất cả các bên cung cấp thông tin của họ cho bên thứ ba để xác nhận. Sau khi được xác nhận, các khối được tập hợp thành một chuỗi thông tin có thể được sử dụng bởi tất cả các đối tác thương mại. Các thay đổi cũng được xác nhận và thực hiện bởi dịch vụ xác minh của bên thứ ba, đảm bảo tính chính xác và tính xác thực.
  • Do đang trong giai đoạn mới bắt đầu, phần lớn các công ty phản hồi – 67% các chủ hàng và 62% các nhà cung cấp dịch vụ 3PL – cho biết họ không biết đủ về blockchain để đánh giá vào thời điểm này.
  • Hầu hết các chủ hàng-81% – và 3PL – 62% – họ vẫn chưa nói về blockchain. Tuy nhiên, 30% số người trả lời 3PL cho biết họ coi đó là một ứng dụng tiềm năng nhưng chưa tham gia so với 16% các chủ hàng.
  • Trong số các chủ hàng, 36% quan tâm đến các cuộc trò chuyện xung quanh blockchain và muốn các 3PL mang lại những sáng kiến ​​ tiềm năng cho blockchain.
  • Trong số những công ty phản hồi 3PL, 31% muốn đưa các sáng kiến ​​ tiềm năng cho blockchain ra thảo luận; 26% muốn sở hữu hoặc hợp tác trong các hoạt động blockchain.
  • Các chủ hàng và 3PL gần như đều quan tâm đến việc sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc cũng như việc sử dụng blockchain để đáp ứng các yêu cầu quy định.
  • Trong số những công ty phản hồi, 65% 3PL quan tâm đến tiềm năng của blockchain để cung cấp khả năng hiển thị (visibility) và chia sẻ dữ liệu so với 47% các chủ hàng. 3PL cũng quan tâm hơn đến việc sử dụng blockchain để tăng cường an toàn và bảo mật cho sản phẩm, như giảm trộm cắp và ngăn ngừa hàng giả, và kiểm soát các điều kiện, chẳng hạn như nhiệt độ và phơi nhiễm.
  • Các chủ hàng đã quan tâm nhiều hơn 3PL trong việc sử dụng blockchain để đảm bảo tuân thủ đạo đức, chẳng hạn như nguồn gốc sản phẩm và lao động.
  • Chi phí thu thập thông tin đã giảm, nhưng nó không phải là miễn phí, và đề xuất giá trị chưa được xác định. Cần thêm thời gian để xác định những công ty nào sẵn sàng đầu tư vào công nghệ này.

 

——

Nguồn: 2018 22nd Annual Third-Party Logistics Study

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272