Nếu các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp đi đúng hướng, việc kết nối các thế giới vật lý và kỹ thuật số có thể đem lại giá trị kinh tế lên tới 11.1 nghìn tỷ USD/năm vào năm 2025.
Internet of Things – cảm biến và các thiết bị truyền động kết nối bằng các mạng lưới tới các hệ thống máy tính – đã nhận được sự quan tâm rất lớn trong 5 năm qua. Báo cáo gần đây nhất của McKinsey Global Institute (MGI) về IoT mang tên : “Internet of Things: Mapping the value beyond the hype” đã nổ lực xác định chính xác cách mà công nghệ IoT có thể thực sự tạo ra giá trị kinh tế như thế nào.
Phát hiện chính của báo cáo là sự cường điệu hóa IoT gần đây có thể thực sự chưa nói lên được tiềm năng của nó – và việc nắm bắt được nó sẽ đòi hỏi sự hiểu biết rằng phải tập trung vào đâu để có thể tạo ra giá trị và nỗ lực thành công để giải quyết một loạt các vấn đề về hệ thống, bao gồm tính tương hợp.
Để có được cái nhìn rộng hơn về những lợi ích và thách thức tiềm ẩn của IoT trong toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, MGI đã phân tích hơn 150 trường hợp (use case), từ những người có thiết bị giám sát sức khoẻ cho đến các nhà sản xuất sử dụng bộ cảm biến để tối ưu hóa việc bảo trì thiết bị và bảo vệ sự an toàn của công nhân. Phân tích thực tế của MGI cho các ứng dụng này ước tính rằng IoT có tổng tác động kinh tế tiềm năng từ 3.9 nghìn tỷ đến $ 11.1 nghìn tỷ USD một năm vào năm 2025. Tính ra, mức giá trị đó, bao gồm cả thặng dư tiêu dùng- sẽ tương đương với khoảng 11% giá trị nền kinh tế thế giới (xem hình bên dưới).
Đạt được ảnh hưởng này sẽ đòi hỏi phải có các điều kiện nhất định, đặc biệt là vượt qua rào cản kỹ thuật, tổ chức và quy định. Đặc biệt, các công ty sử dụng công nghệ IoT sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hệ thống và quy trình phù hợp để tối đa hóa giá trị của nó. Dưới đây là một số phát hiện chính của nghiên cứu:
- Khả năng vận hành qua lại được (inter-operability) giữa các hệ thống IoT là rất quan trọng. Trong tổng giá trị kinh tế mà IoT mang lại, khả năng tương tác qua lại được giữa các hệ thống chiếm trung bình là 40% và khoảng 60% trong một số trường hợp.
- Hiện tại, hầu hết các dữ liệu IoT đều không được sử dụng. Ví dụ, trên giàn khoan dầu có 30,000 bộ cảm biến, chỉ có 1% dữ liệu được kiểm tra. Đó là bởi vì thông tin này được sử dụng chủ yếu để phát hiện và kiểm soát dị thường-không phải để tối ưu hóa và dự đoán, điều mà cung cấp giá trị lớn nhất.
- Các ứng dụng B2B có lẽ sẽ thu được nhiều giá trị hơn – gần 70% – so với sử dụng từ khách hàng cá nhân, mặc dù các ứng dụng tiêu dùng, như màn hình thể dục và xe ô tô tự lái, thu hút nhiều sự chú ý và có thể tạo ra giá trị đáng kể.
- IoT có tiềm năng lớn trong các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, MGI ước tính rằng nó sẽ có tác động giá trị tổng thể cao hơn ở các nền kinh tế tiên tiến vì giá trị sử dụng cao hơn. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển có thể tạo ra gần 40% giá trị của IoT, và gần một nửa ở một số trường hợp.
- Khách hàng sẽ hưởng được hầu hết các lợi ích. MGI ước tính rằng người sử dụng IoT (các doanh nghiệp, các tổ chức khác và người tiêu dùng) có thể đạt được 90% giá trị mà các ứng dụng IoT tạo ra. Ví dụ, trong năm 2025 giám sát từ xa có thể tạo ra khoảng 1.1 nghìn tỷ USD một năm về giá trị bằng cách cải thiện sức khoẻ của bệnh nhân mạn tính.
Một ngành công nghiệp năng động đang phát triển xung quanh công nghệ IoT. Giống như các sóng công nghệ khác, cả những công ty hiện tại và những người chơi mới đều có cơ hội. Số hóa đã làm mờ đi ranh giới giữa các công ty công nghệ và các loại hình kinh doanh. Các nhà sản xuất máy móc công nghiệp, chẳng hạn, đang tạo ra mô hình kinh doanh mới bằng cách sử dụng liên kết IoT và dữ liệu để cung cấp sản phẩm của họ như là một dịch vụ.
Số hoá máy móc, phương tiện, và các yếu tố khác của thế giới vật lý là một ý tưởng mạnh mẽ. Ngay cả ở giai đoạn đầu, IoT cũng đã bắt đầu có tác động thực sự bằng cách thay đổi cách thức người ta sản xuất và phân phối hàng hoá, cách thức phục vụ và tinh chế sản phẩm, cũng như cách thức các bác sĩ và bệnh nhân quản lý sức khoẻ. Nhưng nắm bắt đầy đủ tiềm năng của các ứng dụng IoT sẽ đòi hỏi sự đổi mới trong công nghệ và mô hình kinh doanh, cũng như đầu tư vào năng lực và tài năng mới. Với các động thái chính sách nhằm khuyến khích khả năng tương tác, đảm bảo an ninh và bảo vệ sự riêng tư và quyền sở hữu, Internet of Things có thể bắt đầu đạt được những tiềm năng của nó – đặc biệt nếu các nhà lãnh đạo thực sự nắm lấy sự hỗ trợ của việc quyết định dựa vào dữ liệu.
—-
Nguồn: Report McKinsey Global Institute, 06/2015, tham khảo toàn bộ báo cáo tại ĐÂY
Bài viết liên quan: