Thông qua việc thách thức các thành phố ở Mỹ sử dụng các công nghệ vận tải đang nổi lên để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất của họ, dự án Smart City Challenge nhằm mở rộng sự đổi mới thông qua tác động kết hợp của cạnh tranh, hợp tác và thử nghiệm.
Các phương pháp đột phá trong quản lý logistics hiện đang được phát triển tại các trung tâm đô thị lớn trên toàn thế giới.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy những đổi mới công nghệ mới nhất hiện nay, bao gồm nhu cầu ngày càng tăng, sự phức tạp của chuỗi cung ứng, chuỗi cung dài hơn và ngắn hơn, gom nhiều lô hàng, tốc độ bổ sung đơn hàng (replenishment) quá nhanh, giao hàng chặng cuối và xu hướng đô thị hóa.
Thường được gọi là các dự án “di chuyển thông minh” (mart mobility), nhằm cải thiện sự an toàn và hiệu quả của giao thông, cân bằng với cải thiện sự bền vững môi trường.
Tăng trưởng dân số và công nghệ chuỗi cung mới thúc đẩy sự thay đổi
Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT) dự báo rằng lượng hàng hóa vận chuyển ở Hoa Kỳ sẽ tăng hơn 40% trong 30 năm tới.
Các thành phố quy mô trung bình dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp 3 lần so với các nơi khác trong cả nước trong 3 thập kỷ tới, làm tăng thêm áp lực trong việc phát triển các cách quản lý luồng logistics tốt hơn.
Những áp lực này không chỉ dừng lại ở Hoa Kỳ. Ước tính dự án rằng đến năm 2030, 60% dân số của toàn bộ hành tinh chúng ta sẽ sống ở các thành phố – tăng từ con số khoảng 50% so với hiện nay.
Ngoài ra, tất cả chúng ta đều đã và đang thảo luận về sự xuất hiện của xe tải tự vận hành (autonomous trucks) trong tương lai, đây là ví dụ rõ ràng về những đổi mới công nghệ trong chuỗi cung ứng thế hệ tiếp theo mà dự kiến sẽ định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp logistics theo những cách mà chúng ta vẫn chưa hiểu rõ.
Đổi mới công nghệ trong chuỗi cung ứng – thực tiễn
“Di chuyển thông minh” (mart mobility), sử dụng nhiều công nghệ khác nhau – bao gồm cảm biến được nhúng trong các con đường và các hệ thống truyền thông tinh vi – để quản lý tốt hơn sự di chuyển của tồn kho trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ, tháng 3 vừa qua, DOT Wyoming đã chọn một nhà cung cấp để cung cấp thiết bị truyền thông tiên tiến giữa xe với cơ sở và giữa xe với nhau cho một dự án thí điểm.
Wyoming là một trong những địa điểm thí điểm được DOT lựa chọn cho Chương trình khai thác phương tiện thí điểm (Connected Vehicle Pilot Deployment Program) của họ.
Bộ sẽ tiến hành thử nghiệm một hệ thống truyền thông mới trong hành lang vận chuyển hàng hóa I-80 tấp nập. Khi hệ thống được đặt đúng chỗ, người lái xe tải sẽ nhận được các cảnh báo giao thông tự động khác nhau liên quan đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tắc nghẽn giao thông. Họ thậm chí sẽ được cảnh báo nếu có nguy cơ va chạm với xe trong hệ thống.
Các giải pháp di chuyển thông minh khác được nêu bật trong Smart City Challenge của DOT đã thu hút ý tưởng từ các thành phố cỡ trung trên toàn nước Mỹ để tạo ra một hệ thống vận tải thông minh hợp nhất.
Sáng kiến đã thu thập nhiều kế hoạch sáng tạo. Chẳng hạn, Seattle đã đề xuất một hệ thống dữ liệu chia sẻ mà trong đó mang lại cách định tuyến (routing) một cách linh hoạt cho lưu lượng xe tải và khuyến khích giao hàng ngoài giờ cao điểm.
Boston vạch ra một dự án cho các con đường “có thể lập trình triệt để” của thành phố, nơi các biển hiệu linh hoạt có thể thay đổi các khu vực từ các khu bốc xếp đến đường bay, tùy thuộc vào thời gian trong ngày và theo mùa. Việc sử dụng các hệ thống báo hiệu để ưu tiên vận chuyển xe tải trong các hành lang vận chuyển hàng hoá lớn là một ý tưởng khác đang được theo đuổi. Tuy nhiên, “di chuyển thông minh” không chỉ bao gồm môi trường đô thị và mạng lưới đường bộ.
Chẳng hạn như sáng kiến thông minh của Cảng Hamburg tại Đức. Hợp tác với các công ty CNTT và truyền thông hàng đầu như Cisco, cảng đã phát triển một hệ thống liên lạc dựa trên đám mây kết nối các bên liên quan của cảng. Hệ thống đang được sử dụng để tăng tốc độ lưu chuyển.
Một ví dụ gần đây là một sự cố khi cầu thang máy bị hỏng. Một kỹ thuật viên kết nối với cảm biến trên cầu thông qua máy tính bảng di động, đã chẩn đoán sự cố từ xa, đặt các bộ phận cần thiết để giải quyết vấn đề và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng.
“Di chuyển thông minh” chỉ mới là sự khởi đầu
Nhiều sáng kiến cải tiến thông minh hơn như thế này được mong đợi sẽ xuất hiện trong thập kỷ tới, khi mà Internet of Things (IoT) và công nghệ dữ liệu khổng lồ (big data) đang được khai thác để quản lý sự di chuyển của các phương tiện vận tải.
Bên cạnh việc tích cực tham gia vào các sáng kiến này, ngành công nghiệp logistics cũng cần phải chú ý đến tiềm năng to lớn để nâng cao hiệu quả của các mạng lưới logistics. Với những dấu hiện này, hy vọng rằng tương lai của các nền tảng logistics (logistics platforms) sẽ ngày càng tươi sáng.
Năng lực kết hợp của các chuỗi cung ứng được kết nối thực sự, truyền thông giữa các máy với nhau, machine learning và phân tích tiên đoán sẽ tạo ra các cấp độ mới về kiểm soát, khả năng hiển thị và khả năng phản hồi của chuỗi cung ứng.
Hãy sẵn sàng cho logistics thông minh trong một tương lai không xa.
Dưới đây là những điểm đáng chú ý của chương trình Smart City Challenge
——–
Nguồn: Smartlog trích bài “Smart Mobility Shaping the Future of Logistics” đăng trên supplychain247, tác giả Jordan Kass, tháng 04/2017
Bài viết liên quan: