Mới đây, Intel đã công bố ra mắt nền tảng logistics kết nối – Intel Connected Logistics Platform (Intel CLP).
Nền tảng này mang lại cho các công ty mức độ hiểu biết sâu sắc về tình trạng tài sản trong suốt hành trình thông qua chuỗi cung ứng, cho phép họ đưa ra các quyết định thông minh, theo thời gian thực, mà qua đó có thể giảm thiểu tổn thất hoặc hư hỏng của vận chuyển, tối đa hóa việc sử dụng tài sản và tối ưu hóa vận hành chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối.
Công bố của Intel được đưa ra cùng lúc với việc Honeywell công bố giải pháp kết nối vận tải của họ – Connected Freight – Connected Logistics Platform của Intel.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 89% các nhà cung cấp dịch vụ vận tải và logistics tin rằng việc thiếu tầm nhìn đối với tình trạng của chuỗi cung ứng là một trong những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt ngày nay. (1)
Ước tính tác động tài chính toàn cầu hàng năm do tổn thất hàng hóa là vào khoảng 60 tỷ USD vào năm 2016. (2)
Các nghiên cứu cũng cho thấy 30% các loại hàng hoá dễ hư hỏng bị hư trước khi đến điểm giao đích. Tác động của việc này là rất lớn, cả ở mức độ toàn cầu và trong chuỗi cung ứng của một công ty riêng lẻ. (3)
Intel CLP được thiết kế để giải quyết những vấn đề đâu đầu này.
Tận dụng kiến trúc Internet of Things có khả năng mở rộng, giải pháp Connected Freight của Honeywell dựa trên Connected Logistics Platform của Intel bao gồm các cảm biến có hiệu quả về mặt chi phí có thể gắn vào các gói hàng hoặc các tài sản riêng lẻ.
Những cảm biến này giao tiếp không dây với một cổng kết nối di động hoặc Wi-Fi mà có thể di chuyển cùng với lô hàng hoặc được lắp đặt như một cơ sở hạ tầng cố định.
Honeywell Connected Freight có thể cung cấp thông tin cập nhật tình trạng theo thời gian thực về vị trí, nhiệt độ, độ ẩm, sốc, độ rung, độ nghiêng, áp suất, khoảng cách và tiếp xúc với ánh sáng của lô hàng
Các nhà cung cấp dịch vụ logistics và các chủ hàng có thể sử dụng các thông báo của nền tảng này để đưa ra những quyết định theo thời gian thực có thể giảm chi phí hoạt động, tối đa hoá việc sử dụng tài sản liên quan cũng như tăng mức độ dịch vụ cho khách hàng.
Dữ liệu mang tính chi tiết cao có thể giúp các công ty lập kế hoạch và dự báo vận hành tương lai để chủ động tránh những vấn đề và nâng cao một cách đáng kể hiệu quả tổng thể chuỗi cung ứng.
Dữ liệu thu thập được và truyền đi trên đường bởi các chuyến hàng được kết nối thông minh sẽ giúp ngành công nghiệp không chỉ theo dõi hàng hoá mà còn cải thiện các quyết định kinh doanh như định tuyến lại nếu có nhu cầu thay đổi hoặc can thiệp một lô hàng bị tổn thất.
Bằng cách phân tích dữ liệu từ hàng ngàn lô hàng, các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ có thể dự đoán và tránh các tuyến đường có thể gây tổn thất hoặc chậm trễ, do đó thiết lập một mạng lưới phân phối đáng tin cậy hơn.
—-
Ghi chú:
(2) Australian Institute of Criminology, The Detention and Prevention of Cargo Theft, September, 2001
(3) European Space Agency (ESA), “RTICM – Real-Time Intelligent Cargo Monitoring,” 2014
Nguồn: Supply Chain 247
Bài viết liên quan: