fbpx

GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG ĐẾN VỚI LOGISTICS (PHẦN 1)

GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG ĐẾN VỚI LOGISTICS

Đây là phương pháp cộng tác dùng tri thức từ đám đông để làm phong phú và nâng cấp mạng lưới – một lối tiếp cận tận dụng trí tuệ đám đông để đề cao và khuyến khích thiết kế mạng lưới (network design).

Phương pháp thiết kế mạng lưới logistics truyền thống gồm 2 giai đoạn: giai đoạn thiết kế được thực hiện bởi nhà phân phối với ít thông tin từ nhà cung ứng logistics và giai đoạn đàm phán tập trung vào giá thực hiện với nhiều nhà vận chuyển, vận hành kho, và cung ứng logistics theo hợp đồng. Phương pháp này đã đẩy lợi nhuận biên của các nhà vận chuyển xuống mức thấp và khiến các doanh nghiệp này khó phát triển bền vững. Bằng cách hợp nhất và cắt giảm nguồn lực, các nhà vận chuyển đã lấy lại được ưu thế về giá. Giá cước vận chuyển bằng đường biển và bằng xe tải đã hồi phục trong đầu nửa năm 2017, đặc biệt là cước phí quản lý kho và chuyển phát bưu kiện tăng đáng kể khi thương mại điện tử phát triển kéo theo sự tăng trưởng công suất, chi phí lao động và đẩy điểm cân bằng về phía có lợi cho nhà cung ứng.

Để bù lại áp lực vì giá tăng và đạt được tính hiệu quả cao hơn, các nhà phân phối cần một giải pháp mới cho việc tối ưu hóa mạng lưới. Tối ưu hóa mạng lưới trong tương lai sẽ mang tính toàn diện, chiến lược và quan trọng là mang tính cộng tác. Đó là tối ưu hóa mạng lưới bằng sử dụng nguồn lực từ đám đông (Crowdsourcing). Mô hình sử dụng nguồn lực từ đám đông đã chứng minh tính tiên tiến và hiệu quả trong sản xuất hàng tiêu dùng, vận tải, sản xuất công nghiệp, và nó cũng đem lại lợi ích trên 3 phương diện của thiết kế mạng lưới logistics. Một, sử dụng nguồn lực từ đám đông tiết kiệm chi phí và làm tăng năng suất một cách bền vững bằng cách sử dụng kiến thức kết hợp từ nhiều công ty trong nền công nghiệp, người sẽ cung cấp cái nhìn về logictics tổng quát hơn bất kì một nhà phân phối nào. Hai, nhà phân phối và nhà cung ứng phối hợp có thể tạo nên mạng lưới logictics mạnh hơn với khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi nhu cầu người tiêu dùng và khả năng phục hồi tốt hơn để đối phó với phá sản, thảm họa tự nhiên, biến động chính trị và những rủi ro khác. Cuối cùng, sự cộng tác cũng giúp tăng tốc hoạt động, tạo lợi ích nhanh hơn và tránh những trở ngại gặp phải khi xây dựng mạng lưới không có thông tin từ nhà cung ứng.

 

Tối ưu hóa mạng lưới: phức tạp, phát triển, thiết yếu

Rất ít vấn đề trong doanh nghiệp kéo dài và quan trọng bằng thiết kế và quản lý mạng lưới phân phối. Chi phí dành cho logistics đứng thứ 2 hoặc thứ 3 trong các loại chi phí của doanh nghiệp và luôn nằm trong mục tiêu cắt giảm chi phí của doanh nghiệp.

Ít có vấn đề nào quan trọng và dai dẳng ở nhiều doanh nghiệp như thiết kế và quản lý mạng lưới phân phối. Chi phí logistics chiếm từ 3%-8% tổng chi phí của doanh nghiệp khiến nó trở thành chi phí lớn thứ 2, đôi khi là thứ 3, và luôn trở thành tâm điểm của nhiều chiến dịch cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí phân phối không phải là vấn đề đơn giản. Mạng lưới logistics nhiều tầng hiển nhiên vô cùng phức tạp, bao gồn nhiều phương thức vận chuyển, nhiều 3PL, nhà vận chuyển, công ty quản lý kho và các nhà cung ứng khác. Sư thay đổi liên tục của nhu cầu người tiêu dùng và các rủi ro trong cạnh tranh làm tăng tính phức tạp của vấn đề.

Mạng lưới logistics hiện nay cũng đối mặt với nhiều rủi ro từ yếu tố bên ngoài. Trong 2016, sự phá sản của Hanjin đã làm đóng băng hàng hóa trên toàn thế giới, động đất phá hủy các cảng ở New Zealand và sự quay lại với chính sách bảo hộ tại các nước phát triển đe dọa các mối quan hệ thương mại quốc tế.

Làn sóng sáp nhập mới trong bán lẻ, đóng gói hàng tiêu dùng và những phân ngành khác đại diện cho vấn đề mới của tối ưu hóa mạng lưới. Các công ty sáp nhập thường hứa hẹn sự cộng hưởng về giá đạt được từ kết hợp các bước vận hành chuỗi cung ứng và logistics riêng lẻ nhưng không giảm chất lượng dịch vụ.

Những nhân tố khó lường này làm cho chi phí phân phối dễ biến động, khó quản lý và tăng không ngừng. Rất ít công ty có thể duy trì được việc chi không hiệu quả cho hạng mục lớn như logistics trong thị trường cạnh tranh gay gắt và áp lực về lợi nhuận hiện nay. Các nhà phân phối cần một chiến lược tối ưu hóa mạng lưới ngay bây giờ.

 

Vấn đề hôm nay không thể xử lý bằng công cụ của ngày hôm qua

Đối mặt với sự thay đổi ngày càng tăng, hầu hết các nhà phân phối vẫn dùng các phương thức thiết kế mạng lưới logistics có từ vài thập niên trước và cần có sự cải tiến. Nhìn chung, các nhà hoạch định mạng lưới thường dùng rất ít thông tin từ bên ngoài. Họ chỉ dựa vào tầm nhìn hạn chế của bản thân về ngành logistics và dùng dữ liệu cùng các tiêu chuẩn trong công ty; họ không nhìn thấy cơ hội và các mối đe dọa mà các quan điểm từ ngoài mang lại. Thay vì phát triển hiệu suất, các thiết kế mới chủ yếu biến đổi cấu trúc có sẵn của mạng lưới dựa vào sự biến động về lượng ngắn hạn và dự đoán xu hướng cung-cầu trong 5 năm.

Sau khi hoàn thành thiết kế, các nhà phân phối đưa ra yêu cầu đấu thầu (RFPs), bắt đầu một chuỗi dài đàm phán với các nhà cung ứng logistics chỉ tập trung vào giá hợp đồng được chốt hằng năm, thay vì tính hiệu quả bền vững và các giải pháp sáng tạo.

Các động lực cho việc tối ưu hóa đảm bảo rất ít cho một quy trình thực thi hiệu quả, dẫn đến sự chiến đấu dai dẳng và mệt mỏi thực hiện thiết kế mới. Sự thực thi bị chậm trễ vì các trở ngại của thế giới thực buộc nhà phân phối điều chỉnh các yêu cầu từ các nhà hoạt định cấp cao mà không hỏi ý kiến nhà cung ứng. RFPs dựa trên các thiết kế này thường ít liên quan tới mức giá thực và cấp độ dịch vụ của ngành, dẫn đến sự phản hồi không đạt yêu cầu từ các nhà cung ứng.

Sự đứt đoạn này là nguyên nhân chính dẫn đến việc không thể thực thi mạng lưới. Sử dụng nguồn lực từ đám đông giải quyết vấn đề này bằng giúp các nhà cung ứng có tiếng nói trong việc hình thành các yêu cầu của mạng lưới dựa trên thực tế của thị trường.

 

Sức ảnh hưởng đang biến mất

Ưu thế về đàm phán của các nhà phân phối đối với nhà chuyên chở đang biến mất. Các công ty vận tải bắt đầu sáp nhập và loại bỏ các tài sản dư thừa với mục tiêu giảm hiệu suất quá độ, điều tạo nên sức ảnh hưởng của nhà phân phối. Các đơn hàng thương mại điện tử đang làm đầy các nhà kho và tạo sức ép lên mạng lưới chuyển phát bưu kiện.

Sự gia tăng giá trở lại từ đáy của phí vận chuyển bằng xe tải và tàu biển cùng cước quản lý kho đã đánh dấu cho điểm chấm dứt của tối ưu hóa mạng lưới cục bộ. Sự phát triển trong tương lai cần đến sự cộng tác mang tính chiến lược giữa nhà phân phối và 3PL vì một mục tiêu xây dựng mạng lưới logistics mạnh, phản ứng nhanh và dễ phục hồi.

Để tiếp tục tìm hiểu, các bạn hãy đón đọc phần 2 nhé!

Nguồn: AT Kearney

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272