fbpx

Chuỗi cung ứng thế hệ kế tiếp trong thời đại kỹ thuật số: Thương mại hợp nhất

Các mô hình mới cung cấp cho các nhà bán lẻ cơ hội để tăng hiệu quả hoạt động, cải thiện trải nghiệm của khách hàng trên tổng thể và cuối cùng là tăng doanh số như là một hệ quả tất yếu.

 

Trong thập kỷ qua, thương mại điện tử (e-commerce) đã trở thành động lực hoặc nguồn doanh thu bán lẻ chính. Các nhà bán lẻ thương mại điện tử (e-commerce) như Amazon đã dẫn dắt sự chuyển đổi mô hình kinh doanh này của ngành nhằm cải thiện năng lực bán hàng trực tuyến, làm tăng thêm giá trị cho sự tiện lợi của người tiêu dùng. Một xu hướng đáng kể trong sự phát triển của thương mại điện tử (e-commerce) là chuyển từ đa kênh (omni-channel) sang thương mại hợp nhất (unified commerce) như một sự kết hợp của các cửa hàng truyền thống và các kênh bán hàng trực tuyến. Sự chuyển đổi này của ngành công nghiệp bán lẻ sang mô hình thương mại hợp nhất (unified commerce) mang lại cho các nhà bán lẻ cơ hội tăng hiệu quả hoạt động, cải thiện trải nghiệm của khách hàng trên tổng thể và cuối cùng là tăng doanh số như là một hệ quả tất yếu.

 

Trong một bối cảnh ngành bán lẻ đầy cạnh tranh, thương mại điện tử (e-commerce) đã thay đổi cách thức người tiêu dùng mua sắm, buộc các cửa hàng truyền thống phải thích ứng với cách thức họ thu hút người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ kể từ đó đã triển khai một mô hình đa kênh (omni-channel) cho cơ sở khách hàng của họ nhằm cung cấp trải nghiệm nhất quán trên tất cả các nền tảng bán hàng. Cảm giác, thiết kế và ứng dụng tương tự của các các kênh như vậy, bao gồm mạng truyền thông xã hội, ứng dụng di động và trang web đã nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng cách thu hút người tiêu dùng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Tuy nhiên, mô hình đa kênh (omni-channel) này đã không thành công trong việc kết hợp trải nghiệm của khách hàng vào một nền tảng duy nhất, mà giải pháp thương mại hợp nhất (unified commerce)  mang lại. Với khách hàng là mấu chốt của mô hình thương mại hợp nhất (unified commerce), nó tích hợp nền tảng omnichannel vào một hệ thống duy nhất, do đó cung cấp cho các nhà bán lẻ có cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng các nhu cầu độc đáo của khách hàng.

 

Giờ thì có lẽ bạn đang thắc mắc một trải nghiệm thương mại hợp nhất (unified commerce) sẽ trông như thế nào từ quan điểm bán lẻ. Một giải pháp thương mại hợp nhất (unified commerce) sẽ tích hợp những điều sau đây:

 

  • Hợp nhất công nghệ về tất cả các hoạt động bán hàng, tiếp thị, vận hành kinh doanh, địa điểm và con người
  • Cá nhân hóa các dịch vụ và sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng cá nhân
  • Phân tích dữ liệu (data analytics) tiêu dùng theo thời gian thực và số liệu bán hàng để có những hiểu biết khả thi
  • Các mối quan hệ khách hàng và dịch vụ khách hàng thiết yếu
  • Hiệu suất ứng dụng web di động và ứng dụng web không hạn chế trong thời gian cao điểm
  • Cấu hình thiết kế web tương thích trên tất cả các thiết bị và giao diện
  • Quy trình thanh toán đơn giản và các phương thức thanh toán di động
  • Tập trung vào khách hàng là khía cạnh cốt yếu của mô hình thương mại hợp nhất (unified commerce), mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

 

Thông qua thương mại hợp nhất (unified commerce), các nhà bán lẻ có thể thúc đẩy phân tích dữ liệu (data analytics) người tiêu dùng để đạt được hiệu quả hoạt động lớn hơn và tăng lợi nhuận. Sử dụng một mô hình dữ liệu duy nhất cho phép nhân viên bán lẻ tiếp cận với dữ liệu khách hàng theo thời gian thực như sở thích sản phẩm và những lần mua hàng trước đó giúp họ có các tương tác khách hàng có ý nghĩa hơn ở tất cả các điểm bán hàng.

Ngoài ra, giải pháp dựa trên đám mây (cloud-based) liên kết trên một nền tảng duy nhất này mang lại tính sẵn có của sản phẩm tốt hơn và tính chính xác của hàng tồn kho cao hơn bằng cách cung cấp cho các nhà bán lẻ toàn bộ phạm vi của hàng tồn kho (inventory) tại bất kỳ thời điểm nào. Bằng cách nhận biết một cách có hệ thống địa điểm cụ thể nào đang có sẵn các sản phẩm cụ thể, nó cho phép các nhà bán lẻ linh hoạt vận chuyển hàng đến nhà của người tiêu dùng từ các địa điểm khác nhau mà hiện không có sẵn hàng tại đó, do đó hạn chế việc mất đi cơ hội bán hàng.

Tương tự, bằng cách tận dụng phân tích dữ liệu (data analytics) tiêu dùng theo thời gian thực, các nhà bán lẻ sẽ có những dự báo tốt hơn về nhu cầu của người tiêu dùng. Có một hiểu biết tốt hơn về nhu cầu tiêu dùng và thời gian trên kệ của sản phẩm (product shelf life – bao lâu thì tái đặt đơn hàng đối với sản phẩm) là rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và duy trì sự cân bằng tối ưu của hàng tồn kho (inventory).

Các nhà bán lẻ cũng có thể tích hợp công nghệ điểm bán hàng tốt hơn như tự thanh toán và các ứng dụng thanh toán di động để tăng cường tự vận động của khách hàng, giảm chi phí nhân công trong cửa hàng và cải thiện việc thiết lập bản đồ cửa hàng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Các giải pháp thương mại hợp nhất (unified commerce) này có tiềm năng tăng lợi nhuận bán lẻ bằng cách cắt giảm chi phí quản lý và tăng doanh thu hàng tồn kho (inventory), giảm việc mất đi cơ hội bán hàng và nâng cao năng suất của nhân viên. Do đó, hiệu quả hoạt động bổ sung này có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tăng cường các chỉ số bán hàng quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) và giá trị đặt hàng trung bình bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm đặc biệt trên tất cả các kênh bán hàng.

 

Trong thị trường bán lẻ đang phát triển nhanh chóng này, mô hình kinh doanh thương mại hợp nhất (unified commerce) sẽ là cấu trúc bán lẻ chiếm lĩnh trong thời đại kỹ thuật số của thương mại điện tử (e-commerce). Các nhà bán lẻ không tích hợp vào một mô hình thương mại hợp nhất (unified commerce) gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những công ty thực hiện các giải pháp này.

Tuy nhiên, việc tích hợp nền tảng thương mại hợp nhất (unified commerce) chứa đựng những thách thức của nó, đặc biệt đối với các tập đoàn bán lẻ và các cửa hàng truyền thống lâu đời, dựa nhiều vào phần cứng và phần mềm kế thừa hiện có để thúc đẩy doanh số của họ. Việc áp dụng một hệ thống thương mại hợp nhất (unified commerce) hoàn toàn sẽ mất khá nhiều thời gian cho các nhà bán lẻ vì chi phí ban đầu để lắp đặt cơ sở hạ tầng mới đòi hỏi vốn.

Chi phí dài hạn để vận hành một mô hình dữ liệu đơn lẻ ngược lại sẽ giảm khi hiệu quả bán lẻ được cải thiện và sự tăng trưởng lành mạnh có được thông qua sự trung thành của khách hàng. Hơn nữa, trong thời đại thương mại điện tử (e-commerce) này, khách hàng đánh giá cao trải nghiệm mua sắm đa kênh (omni-channel); một giải pháp thương mại hợp nhất (unified commerce) kết hợp trải nghiệm của các kênh này bằng cách kết nối cửa hàng bán lẻ với người tiêu dùng, do đó tạo ra giá trị gia tăng thông qua sự thuận tiện cao.

 

 

—–

Nguồn: Supply Chain Management Review

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272