fbpx

Chuỗi cung ứng kỹ thuật số: chỉ công nghệ thôi chưa đủ

Mặc dù các nhà quản lý chuỗi cung ứng công nhận tầm quan trọng của việc chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation), các tổ chức trên toàn thế giới vẫn đang phải vật lộn rất nhiều để cân bằng các yếu tố cần thiết cho thành công của chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation).

Dưới đây Smartlog giới thiệu điểm nổi bật trong báo cáo về chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation) cho Fujitsu thực hiện, trong đó chỉ ra rằng thành công trong chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation)  không chỉ là vấn đề của công nghệ. Trên thực tế, công nghệ chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối trong 4 nhân tố mà bài báo cáo đề cập dưới đây.

Trong số 1625 lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát trong báo cáo mới của Fujitsu, The Digital Transformation PACT, cứ 3 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp (33%) đã hủy một dự án trong hai năm qua với chi phí 499.000 đô la Mỹ, trong khi cứ 4 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp (28%) đã trải qua một dự án thất bại trị giá 655.000 đô la. 84% doanh nghiệp nói rằng khách hàng của họ mong muốn họ có nhiều kỹ thuật số, trong khi 71% tin rằng họ đang đứng sau các đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, hai phần ba (66%) tin rằng họ sẽ mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh của họ cho hệ quả của chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation).

 

Hiện thực hóa chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation)  liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ về công nghệ mà thôi. Nghiên cứu do Fujitsu thực hiện xem xét hoạt động kinh doanh thể hiện như thế nào thông qua 4 yếu tố chiến lược cần thiết để chuyển đổi kỹ thuật số: Con người (Peope- P), Hành động (Action – A), Cộng tác (Collaboration – C) và Công nghệ (Technology – T), viết tắt là PACT. Các tổ chức nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation), với phần lớn các doanh nghiệp (46%) đã thực hiện các dự án chuyển đổi, trong khi 86% nói rằng họ đang lên kế hoạch cho tác động của công nghệ lên hoạt động kinh doanh của họ trong vòng 12 tháng tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những thách thức trong bốn yếu tố của PACT.

 

Duncan Tait, CEO, SEVP và lãnh đạo khu vực Americas và EMEIA tại Fujitsu nói: “Công nghệ có thể thực sự mang tính chuyển đổi, nhưng việc tận dụng kỹ thuật số không chỉ đòi hỏi các công cụ mới nhất mà còn nhiều hơn thế nữa. Mặc dù các doanh nghiệp ngày nay thừa nhận nhu cầu phải chấp nhận và thích ứng với công nghệ nhưng vẫn tồn tại những vấn đề góp phần vào tỷ lệ thất bại đáng kể và chi phí liên quan cao đến chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation). Để hiện thực hóa tầm nhìn kỹ thuật số của mình, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải có đúng kỹ năng, quy trình, quan hệ đối tác và công nghệ đúng chỗ. Với sự gián đoạn kỹ thuật số nhanh chóng thay đổi cảnh quan kinh doanh, các doanh nghiệp không thể nào chịu nổi thất bại trong quá trình chuyển đổi được”.

Con người

Khi xem xét cách tiếp cận của họ đối với những người tham gia vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation), đa số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (90%) đang thực hiện các bước để tăng khả năng tiếp cận với chuyên môn kỹ thuật số, với 70% thừa nhận rằng có một sự thiếu hụt kỹ năng số trong tổ chức của họ. Ví dụ, 80% nói rằng thiếu kỹ năng là trở ngại lớn nhất đối với an ninh mạng. Nhìn về tương lai, kỹ năng sẽ tiếp tục là một vấn đề chính trong kinh doanh của họ; 93% nói rằng nhân viên có kỹ năng sẽ là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tổ chức trong ba năm tới, trong khi 83% tin rằng trí thông minh nhân tạo (artificial intelligent – AI) sẽ biến đổi các kỹ năng cần thiết vào năm 2020.

 

Hành động

Về mặt hành động, nghĩa là nói đến các quy trình và hành vi cần thiết để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation), chín trong mười nhà lãnh đạo doanh nghiệp (90%) nói rằng tổ chức của họ có một chiến lược kỹ thuật số được xác định rõ ràng, trong khi 83% nhà lãnh đạo tin rằng những người còn lại của doanh nghiệp biết nó (chuyển đổi kỹ thuật số mà doanh nghiệp đang theo đuổi) là gì . Tuy nhiên, 3/4 (74%) nói rằng các dự án thường được thực hiện mà không liên quan đến chiến lược kinh doanh tổng thể, trong khi 72% nói rằng các dự án kỹ thuật số không chính thức là cách duy nhất để các bộ phận của tổ chức có thể hoàn thành sự đổi mới có ý nghĩa. Quan trọng nhất, hai trong ba (66%) nói rằng chi phí của sự thất bại đã đưa họ ra khỏi chuyển đổi kỹ thuật số trong tương lai.

 

Cộng tác

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang có những bước đi tích cực trong cộng tác, với phần lớn các doanh nghiệp đang tiến hành hoặc dự định thực hiện các dự án đồng tài trợ (63%), với các đối tác bao gồm các chuyên gia công nghệ (64%) và khách hàng hiện tại (42%). Đáng ngạc nhiên, 79% thậm chí sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin nhạy cảm như là một phần của các dự án đồng tài trợ; tuy nhiên, 73% nói rằng sự thiếu thành công trong một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng chấm dứt các mối quan hệ đối tác chiến lược của họ.

 

Công nghệ

Và khi nói đến công nghệ, lãnh đạo doanh nghiệp đang có kế hoạch triển khai một loạt các hệ thống; trong vòng 12 tháng tới, hơn một nửa đang có kế hoạch giới thiệu các giải pháp an ninh mạng (52%) hoặc Internet vạn vật (IoT – Internet of Things) (51%), với điện toán đám mây (47%) và trí tuệ nhân tạo (AI) (46%). Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tác động đột phá (disruption) của sự chuyển đổi công nghệ, như 86% nói rằng khả năng chuyển đổi sẽ rất quan trọng cho sự sống còn của họ trong 5 năm tới. Tuy nhiên, 71% quan ngại về khả năng của tổ chức trong việc thích ứng với các công nghệ như trí thông minh nhân tạo (AI).

 

“Việc đưa công nghệ mới vào kinh doanh luôn đòi hỏi sự cân bằng. Tuy nhiên, khi tốc độ thay đổi công nghệ tiếp tục tăng lên, thì sự cân bằng là quan trọng hơn bao giờ hết”.

Tait

Ông cho rằng các nhà quản lý chuỗi cung ứng chỉ có các ứng dụng và thiết bị tốt nhất không thôi thì chưa bao giờ là đủ cả; không có những người tài năng và có năng lực để sử dụng chúng, thì những công nghệ đó cũng là vô nghĩa.

 

“Bạn có thể có những người sáng chói và tiến bộ nhất, họ sẽ tỏa sáng trong một nền văn hóa làm dấy lên sự đổi mới. Và không có chuyện kinh doanh nào – bất kể to lớn hay nhỏ bé, có tầm ảnh hưởng hay mạnh mẽ đến đâu – có thể hy vọng sẽ đứng một mình và thành công trong thế giới ngày mai. Chỉ bằng cách mang lại sự cân bằng cho bốn thành phần quan trọng đó là Con người, Hành động, Cộng tác Công nghệ – các tổ chức mới có thể phát triển mạnh trong kỷ nguyên số này “.

 

—-

Nguồn: Supply Chain Management Review

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272