Nhiều năm qua, các công ty đã sử dụng các công nghệ chuỗi cung ứng kỹ thuật số (digital supply chain) để cải thiện mức độ dịch vụ và giảm chi phí. Tuy nhiên, việc không có khả năng kết nối các hệ thống khác nhau, cung cấp khả năng hiển thị cuối cùng vào chuỗi cung ứng, và xử lý số lượng lớn các dữ liệu, cùng với hàng loạt các vấn đề khác, đã ngăn trở nhiều công ty đạt được tiềm năng đầy đủ của chuỗi cung ứng của họ. Giờ đây, nhờ có sự sẵn có rộng rãi và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (digital technology) mạnh mẽ hơn, bao gồm các phân tích tiên tiến (advanced analytics) và các giải pháp dựa trên đám mây (cloud-based), các công ty đang tạo ra lợi nhuận đáng kể cho đầu tư của họ.
Một nghiên cứu của The Boston Consulting Group (BCG) cho thấy các công ty dẫn đầu trong quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số đang gia tăng sự sẵn có của sản phẩm lên đến 10%, thời gian phản hồi với sự thay đổi nhu cầu thị trường nhanh hơn 25% và giảm tỷ lệ hiện vốn lưu động tốt hơn 30% so với những công ty theo sau khác, về mặt trung bình. Họ có tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao hơn từ 40% đến 110% và ngày chuyển đổi tiền mặt ít hơn từ 17% đến 64%. Với sự giúp đỡ của ba chiến lược then chốt, các công ty nhanh nhẹn này nhanh chóng bỏ lại sau lưng các đối thủ cạnh tranh kém hơn của họ.
Vậy ba chiến lược mà các công ty hàng đầu đang làm là gì?
Với rất nhiều thuật ngữ, lý thuyết được nói nhiều ở khắp nơi, sẽ rất khó cho các nhà quản lý phân biệt các lĩnh vực chiến lược nhất để đầu tư vào công nghệ chuỗi cung ứng. Nhằm giúp tách biệt “tín hiệu” khỏi “tiếng ồn”, BCG đã tập trung vào lĩnh vực này với hàng chục công ty để đúc kết nên ba chiến lược mà các công ty hàng đầu đang sử dụng để đạt được kết quả ngày hôm nay. Dưới đây Smartlog xin giới thiệu chi tiết.
- Khắc phục những khoảng cách trong hiệu suất
Một số công ty áp dụng công nghệ số một cách khá trực tiếp vào các vấn đề chuỗi cung ứng mà nếu giải quyết qua các cách tiếp cận thông thường sẽ rất rườm rà. Ví dụ: phân tích tiên tiến (advanced analytics) giúp các nhà quản lý tính toán phân bổ hàng tồn kho tối ưu và dự báo nhu cầu chính xác hơn-hai khu vực luôn khó khăn với các quy trình truyền thống dựa trên các hệ thống ERP tĩnh, đơn nhất. Thông thường, các công nghệ kỹ thuật số mới hơn chạy trên các hệ thống kế thừa, khiến chúng linh hoạt hơn và dễ dàng vận hành hơn. Điều đó giúp tránh được những giải pháp tạm thời thường làm trì trệ những triển khai công nghệ mới và giúp khuyến khích nhân viên sử dụng hệ thống tích hợp hơn là các bảng tính Excel phân tán. Cuối cùng, các công ty có thể tạo ra một phiên bản dữ liệu duy nhất, do đó cải thiện việc ra quyết định, dịch vụ khách hàng cũng như việc sử dụng vốn và tài sản.
Hãy xem xét đến mục tiêu minh bạch trong chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị/tầm nhìn theo thời gian thực (real-time visibility) qua đó biết được hàng hoá nào trong kho, xe tải nào đang trên đường, và máy nào đang chạy, thật khó đạt được với các hệ thống ERP truyền thống. Mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ mỗi phút, và phải mất rất nhiều trí thông minh của máy tính để lọc thông tin và trình bày nó một cách dễ hiểu. Các công nghệ kỹ thuật số (digital technology) có thể tự động thực hiện các nhiệm vụ đó, mang lại cho nhân viên hiểu biết sâu sắc mà họ cần để tối ưu hóa mạng lưới toàn cầu.
Hoặc là xem xét các quy trình từ đơn đặt hàng đến thanh toán (order-to-cash). Khi các công ty nhận đơn đặt hàng, họ thường sử dụng các kỹ thuật thủ công cho các nhiệm vụ như kiểm tra tính sẵn có của từng sản phẩm. Các công cụ kỹ thuật số order-to-cash, sử dụng các thuật toán thông minh và thích nghi để tự động xử lý tới 95% các giao dịch; các công cụ ERP cải tiến giúp con người đối phó với 5% còn lại.
Sau nhiều năm hứa hẹn nhiều hơn kết quả, nhận dạng tần số vô tuyến (RFID – radio-frequency identification) cuối cùng cũng tạo ra giá trị nhờ vào các ứng dụng tập trung – nếu các công ty khai thác luồng dữ liệu lớn một cách có ý nghĩa. Ví dụ, một nhà bán lẻ thời trang châu Âu với doanh thu 1 tỷ USD đã cài đặt cổng RFID trong mỗi cửa hàng để theo dõi và quản lý việc bổ sung sản phẩm cho cửa hàng. Kết quả là sự sẵn có của sản phẩm trong cửa hàng gia tăng một cách nhanh chóng. Nhờ thông tin chi tiết từ số lượng lớn dữ liệu mà các bộ cảm biến RFID tạo ra, nhà bán lẻ có thể hiểu rõ chu kỳ bổ sung sản phẩm cho cửa hàng và do đó nâng cao hiệu quả của việc bổ sung từ các kho hàng hoặc cho phép phân phối trực tiếp tới các cửa hàng. Do đó, doanh số bán hàng tăng từ 2% -3% và chi phí lưu kho giảm từ 3%-5%.
- Đổi mới quy trình kinh doanh
Các công nghệ chuỗi cung ứng kỹ thuật số (digital supply chain) đang giúp các công ty đạt được một bước thay đổi mới trong năng suất ở các lĩnh vực phức tạp hơn. Hãy xem xét tiềm năng tự động háo việc bổ sung đơn hàng để chuyển đổi hoàn toàn các quy trình thủ công. Ví dụ, Amazon cung cấp Dash Button, một thiết bị dựa trên Internet mà người tiêu dùng chỉ cần nhấp vào để đặt hàng lại chất tẩy giặt, tã và các mặt hàng tạp hóa khác mà không phải đăng nhập vào tài khoản.
Các nhóm chức năng chéo (cross-functional team), trong đó các thành viên cùng làm việc trong các trung tâm – hubs – được gọi là tháp điều khiển chuỗi cung ứng là một ví dụ nữa về tính sáng tạo. Các nhóm này giám sát và chỉ đạo các hoạt động trên toàn bộ chuỗi cung ứng, tận dụng dữ liệu theo thời gian thực về nhu cầu, tồn kho, năng lực và các yếu tố khác để tinh chỉnh mạng lưới toàn cầu theo một cách mà trước đây không thể thực hiện được. Phân tích tiên tiến (advanced analytics) giúp nhóm nghiên cứu hiểu được gốc rễ của các vấn đề về hiệu suất, phát triển các chiến lược để đối phó với các gián đoạn chuỗi cung ứng (supply chain disruption) và cải thiện tốc độ và mức dịch vụ giao hàng.
Ví dụ, một công ty toàn cầu về khoa học đời sống, đạt được gần một nửa trong số 3 tỷ đô la doanh thu của họ thông qua một nền tảng thương mại điện tử (e-commerce platform), sử dụng tháp điều khiển và phân tích tiên tiến (advanced analytics) để bổ sung đơn hàng và lập kế hoạch tồn kho. Tùy thuộc vào thói quen nhấp chuột của khách hàng trên trang web ở quốc gia hoặc khu vực, thành viên của nhóm có thể điều chỉnh lượng hàng tồn kho ngay cả khi khách hàng chưa đặt hàng. Công ty cũng có thể trữ hàng trong kho nhiều hơn ở các khu vực phù hợp, làm giảm thời gian giao hàng đã hứa với khách hàng và khiến họ sẵn lòng mua hàng hơn.
Ngày trước, một công ty thường báo cho khách hàng ngày giao hàng dựa trên tính toán mà đã lỗi thời của thời gian mà họ phải mất để có các bộ phận từ nhà cung cấp, lắp ráp các sản phẩm trong nhà máy và thực hiện các bước khác trong chuỗi cung ứng vốn có rào cản nặng nề. Thông thường họ không thể thống nhất, phân tích và giải thích tất cả các thông tin cần thiết từ các hệ thống máy tính khác nhau và xây dựng một đại diện hợp lý từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng.
Giờ đây, các công nghệ tháp điều khiển tinh vi và tích hợp có thể tự động theo dõi các thành phần đến từng đơn vị trong thời gian thực, cho phép các nhóm dự đoán thời gian giao hàng chính xác hơn, nhanh chóng thay đổi các phần xung quanh sự gián đoạn, và giải quyết các giải pháp chủ động cho khách hàng khi có sự cố. Một số khách hàng thậm chí sẽ trả thêm cho thông tin chuỗi cung ứng trên từng phút và giao hàng đáng tin cậy của các thành phần quan trọng, có thể nhận thấy trong tất cả mọi thứ từ điện thoại di động đến động cơ phản lực. Nhờ vào các tháp điều khiển, doanh thu và lợi nhuận được cải thiện khi các công ty thúc đẩy các hoạt động của chuỗi cung ứng, tăng hiệu quả và tạo ra doanh thu mới.
Ngoài việc thiết lập các tháp điều khiển, các công ty có thể tìm ra những cách thức thông minh và tích hợp hơn để cân bằng cung và cầu trong các hệ thống sản xuất kém linh hoạt và nặng về cơ sở vật chất. Ví dụ, một công ty hóa chất toàn cầu đã giới thiệu thuật toán phân bổ nâng cao để quyết định khách hàng nào sẽ nhận được hàng hoá có nguồn cung hạn chế. Trên cơ sở thông tin mà hệ thống cung cấp về chi phí để phục vụ khách hàng và lợi nhuận dự kiến, các nhà quản lý có thể xác định mức phân bổ tối ưu.
Hệ thống sử dụng tài sản mới cho phép công ty chuyển sang phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm dựa trên cung và cầu. Kết quả là lợi nhuận tăng trung bình 0.5%. Chúng ta cũng đang thấy nhiều ứng dụng sáng tạo khác của dữ liệu khổng lổ (big data) và phân tích tiên tiến (advanced analytics) mang lại kết quả đáng kể, chẳng hạn như trực quan mạng lưới định tuyến năng động, dự báo nhu cầu, và quy hoạch mạng lưới phân phối.
- Đột phá chuỗi cung ứng
Các công ty hàng đầu đang sử dụng các công nghệ chuỗi cung ứng kỹ thuật số (digital supply chain) để thiết kế lại mô hình hoạt động và tiếp cận thị trường nhằm tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận. Các công ty có thể tìm các tuyến đường mới cho khách hàng, phân quyền hoạt động, và tăng tốc độ giao hàng, và nhiều chiến thuật khác.
Ví dụ, một công ty có thể loại bỏ một kênh phân phối bằng cách phát triển năng lực trực tiếp tới khách hàng (direct-to-customer), được hỗ trợ bởi công nghệ số, nhờ đó tiết kiệm chi phí phân phối của bên thứ ba và thu lợi nhuận mà các nhà phân phối trước đây kiểm soát. Nó có thể hoàn toàn tự động lấy hàng và đóng gói với người máy tiên tiến, cho phép phân phối quy mô nhỏ, ở chi phí chỉ bằng 1/10 của một thập kỷ trước. Nhiều công nghệ tiên tiến đáng tin cậy hơn, như robot 2 cánh tay YuMi của ABB, giúp đưa việc lắp ráp hoặc giao công cuối cùng đến gần hơn với khách hàng cuối cùng và do đó cải thiện dịch vụ. Các giải pháp dựa trên đám mây cũng cho phép các nhóm chuyên gia tập trung có thể giám sát các mạng lưới ngày càng phức tạp.
Việc xây dựng các sản phẩm gần hơn với khách hàng trong các đơn vị sản xuất di động có thể đẩy nhanh tốc độ phân phối. Amazon đã đệ trình bằng sáng chế cho một chiếc xe tải phân phối di động 3-D, có thể in ra đơn hàng của khách hàng từ một tệp dữ liệu được gửi tới chiếc xe gần nhất. Sự đổi mới này sẽ cho phép công ty giao hàng hóa cho người mua sắm nhanh hơn và giảm diện tích kho hàng.
Làm thế nào để bắt đầu tất cả những điều này?
Để đưa những chiến lược này vào thực tiễn, các công ty hàng đầu mà chúng tôi đã làm việc đã thực hiện 4 bước như sau.
- Theo đuổi tất cả các khả năng
Các công ty nên đặt những người tốt nhất của họ vào các vị trí khác nhau trong toàn bộ bức tranh quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số. “Nhóm kỹ thuật số” này có thể thu thập các ý tưởng sáng tạo từ bên ngoài công ty – thậm chí từ các ngành khác – về cách cải tiến và biến đổi hoàn toàn công việc kinh doanh của họ chứ không chỉ đơn thuần là cải tiến các quy trình hiện có. Các thành viên của nhóm phải biết khai thác chuyên môn của người mới, tìm các ứng dụng từ các ngành khác, và cải tiến những ý tưởng đầy hứa hẹn. Tham quan các công ty công nghệ hàng đầu trong các lò luyện kỹ thuật số như Thung lũng Silicon và các triển lãm nơi mà các nhà cung cấp trình làng các công nghệ kỹ thuật số mới nhất có thể bắt đầu quá trình này.
Để tổ chức chuyến khám phá toàn bộ bức tranh của quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số này, chúng tôi đã phát triển bản đồ các lĩnh vực hoạt động chính để sử dụng làm điểm xuất phát.
- Lập thứ tự ưu tiên các cơ hội
Trong số hàng trăm ý tưởng có thể phát sinh từ nghiên cứu này, các công ty nên chọn những công cụ có thể có liên quan và hữu ích – những ứng dụng kỹ thuật số có tiềm năng tạo ra giá trị đáng kể cho doanh nghiệp và giải quyết những khoảng cách trong hiệu suất. Các nhà quản lý sau đó có thể lập bản đồ những ý tưởng đó với những thách thức kinh doanh hiện tại để xác định các khu vực cần sự điều chỉnh. Cuối cùng, họ nên phát triển một giải pháp đề xuất (business case) – dựa trên tiềm năng tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí hoặc tồn kho chẳng hạn – cho các cơ hội có vẻ phù hợp nhất, thực tế nhất và có khả năng đem lại hiệu quả tài chính nhất.
- Chạy các chương trình thí điểm
Sau giai đoạn tìm kiếm các cơ hội và lập thứ tự ưu tiên, các công ty nên thiết kế một số thử nghiệm có thể giúp họ biết được những gì có thể vận hành trước khi họ tiến hành các sáng kiến trong toàn công ty. Ví dụ, giai đoạn thiết kế của thí điểm có thể xem xét các yếu tố của chuỗi cung ứng mà có thể tiềm năng cho bảng điều khiển hiệu suất mới.
Khi đưa ra các thử nghiệm, các công ty hàng đầu kiểm tra các ý tưởng trên quy mô nhỏ trong một lĩnh vực ưu tiên cao của doanh nghiệp, chọn lọc cách tiếp cận và xác định các cơ hội mới xuất hiện. Để có được kết quả tốt nhất, họ tập hợp một nhóm người để dẫn dắt dự án, những người có thể thách thức một cách mang tính xây dựng và phát triển các ý tưởng. Nếu thí điểm thành công và có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác của doanh nghiệp, các công ty xây dựng một kế hoạch thực hiện bao gồm giải pháp đề xuất (business case) ở cấp cao và các nguồn lực cần thiết. Bảo đảm sự ủng hộ ở cấp cao và phát triển một quy trình quản lý thay đổi thường rất cần thiết trước khi các công ty có thể đưa thí điểm vào quy mô thực tế.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng để thành công ở quy mô toàn công ty
Thậm chí các thí điểm được thiết kế tốt nhất sẽ thất bại nếu tổ chức chưa sẵn sàng cho chúng. Các công ty thường cần xây dựng năng lực, hệ thống, cấu trúc và quy trình đặc trưng cho ngành công nghiệp và bối cảnh kinh doanh của họ để thành công. Hãy xem hình minh họa bên dưới về những lĩnh vực các công ty mà chúng tôi làm việc cùng, thường đầu tư.
Các công nghệ kỹ thuật số thường đòi hỏi một hệ thống các kỹ năng khác biệt đáng kể so với các công cụ chuỗi cung ứng truyền thống. Hãy lấy vai trò của người lập kế hoạch nhu cầu làm ví dụ. Trong khi người lập kế hoạch đã từng chỉ đơn giản là thu thập thông tin về doanh số, ngày nay vai trò của họ đòi hỏi kỹ năng phân tích cao. Các động cơ dự báo thống kê, ví dụ, đòi hỏi sự duy trì liên tục từ các nhà khoa học dữ liệu, những người điều chỉnh các thông số và trộn các phương pháp thống kê với nhau. Một công ty khoa học đời sống sử dụng 20 nhà khoa học dữ liệu để liên tục kiểm tra và điều chỉnh thuật toán hướng dẫn bổ sung toàn cầu trong mạng lưới kho hàng để đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể.
Chuyển đổi kỹ thuật số cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các cấu trúc tổ chức. Các công ty phải thích nghi với việc tăng cường phân quyền, phát triển các mô hình quản trị mới và tập trung hóa đúng các hoạt động để đạt được tính kinh tế theo quy mô. Các thay đổi khác liên quan đến việc chuyển đổi từ các hệ thống đơn nhất sang các giải pháp theo phong cách ứng dụng trên đám mây và xử lý quy trình tự động hơn, tập trung vào quản lý ngoại lệ chứ không phải là các công việc lặp đi lặp lại.
Lời kết:
Quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số đã ở giai đoạn chín muồi và đang tạo ra giá trị đáng kể. Các tổ chức cần phải chuyển đổi nhanh chóng để áp dụng các cơ hội ưu tiên cao nhất cho bối cảnh kinh doanh và ngành của họ. Họ phải tìm được sự kết hợp đúng đắn giữa việc khắc phục những khoảng cách trong hiệu suất, đổi mới quy trình kinh doanh và chuyển đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng.
Các công ty không thể chờ đợi. Cuộc cạnh tranh đã nổ ra và các công ty hàng đầu trong quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số đang xây dựng một lợi thế về tài chính sẽ khó vượt qua trong thời gian tới.
—–
Nguồn: The Boston Consulting Group
Bài viết liên quan: