Không gian nền tảng IoT thì quan trọng, nhưng chúng lại quá đông đúc và rối rắm. Làm thế nào bạn có thể tìm trong đó một nền tảng dành đúng cho doanh nghiệp mình?
Các nền tảng muôn hình vạn trạng
Để đạt được giá trị từ Internet of Things (IoT), việc cần phải có một nền tảng (platform) để tạo và quản lý ứng dụng, chạy các phân tích, lưu trữ và bảo mật dữ liệu của bạn là một điều cần thiết. Giống như một hệ điều hành dành cho máy tính xách tay, một nền tảng làm rất nhiều thứ đằng sau đó, giúp cho cuộc sống của các nhà phát triển, nhà quản lý và người dùng dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn.
Ở nhiều thị trường chín muồi, thường có hai lựa chọn nền tảng nổi bật và theo sau là một hàng dài những công ty nhỏ hơn; ví dụ: iOS và Android trên điện thoại di động, Windows và Mac OS trong hệ điều hành dành cho máy tính để bàn và PlayStation và Xbox trong chơi game. Nhưng trong IoT thì chưa. Trong IoT, đôi khi có vẻ như có nhiều nền tảng (platforms) hơn các thứ kết nối internet (things). Nếu bạn tìm kiếm với từ khóa Crunchbase cho các nền tảng IoT được tài trợ mạo hiểm, bạn sẽ nhận được hơn 100 kết quả. Và danh sách đó không bao gồm những người chơi công nghệ lớn hơn tham gia thị trường với các nền tảng IoT như Microsoft, IBM và SAP hoặc một số công ty công nghiệp với những nguyện vọng tương tự như GE, Bosch và Siemens.
Nền tảng IoT tồn tại với mọi hình dạng và kích cỡ. Có nền tảng cho các ngành công nghiệp cụ thể như bất động sản thương mại và sức khoẻ gia đình. Một số tập trung vào một loại thiết bị, ví dụ: có ít nhất hai nền tảng tập trung vào tai nghe tăng cường thực tế. Một số tập trung vào một chức năng đặc biệt, như sản xuất. Có một nền tảng IoT cho chó nữa.
Các doanh nghiệp và nhà phát triển có một loạt các tùy chọn nền tảng đáng kinh ngạc để lựa chọn, có thể có các khả năng rất khác nhau. Thuật ngữ “nền tảng” bị lạm dụng đến mức nó không truyền tải nhiều thông tin vượt ra ngoài “cần được lắp ráp nhiều hơn”.
Nền tảng (platform) là gì, và tại sao ta cần nó?
Nói chung, nền tảng (platform) là phần mềm và phần cứng, có thể bao gồm môi trường hoạt động, lưu trữ, sức mạnh máy tính, bảo mật, công cụ phát triển và nhiều chức năng phổ biến khác. Nền tảng được thiết kế để hỗ trợ nhiều chương trình ứng dụng nhỏ hơn mà thực sự giải quyết các vấn đề kinh doanh.
Nền tảng hữu ích vì chúng rút ra rất nhiều chức năng chung từ logic ứng dụng cụ thể. Ví dụ, bất kể bạn đang cố gắng viết một ứng dụng để tối ưu hoá mức tiêu hao nhiên liệu hoặc không gian lớp học, cơ bản bạn cần khá nhiều công nghệ giống nhau. Các nhà phát triển ứng dụng chỉ muốn tập trung vào vấn đề cụ thể mà họ đang giải quyết và sử dụng các khả năng chung để tính toán sức mạnh hoặc lưu trữ hoặc bảo mật. Một nền tảng tốt làm giảm đáng kể chi phí phát triển và duy trì các ứng dụng.
Trong Internet of Things, các nền tảng được thiết kế để triển khai các ứng dụng giám sát, quản lý và kiểm soát các thiết bị được kết nối (hình bên dưới). Các nền tảng IoT phải xử lý các vấn đề như kết nối và trích xuất dữ liệu từ một số lượng khổng lồ các điểm cuối khác nhau, đôi khi ở các vị trí không thuận tiện với kết nối chập chờn.
Trở thành một nền tảng là tốt
Tại sao có rất nhiều nền tảng? Hãy nhìn vào các nền tảng phần mềm thành công như Windows dành cho các hệ điều hành. Nền tảng kiếm được rất nhiều tiền và là những thương hiệu có lợi nhuận cao tồn tại trong nhiều thập kỷ. Con người và công ty không thường xuyên chuyển đổi nền tảng. Thông thường, chi phí chuyển đổi là đáng kể và do vậy các lựa chọn nền tảng vẫn tồn tại trong nhiều năm.
Kết quả là, nhiều người khởi nghiệp mong muốn trở thành các nền tảng, bởi vì người chiến thắng tạo ra giá trị cổ đông to lớn. Các nhà đầu tư đẩy họ vào thị trường như là các nền tảng bởi vì các công ty nền tảng chiến thắng có thể tạo ra lợi nhuận gấp 100 lần.
Có hai vấn đề chính trong chiến lược này. Thứ nhất, các công ty nền tảng không tập trung vào giá trị kinh doanh trực tiếp của khách hàng như các công ty ứng dụng. Một nền tảng thuần túy sẽ không giải quyết được vấn đề kinh doanh; do vậy sẽ vẫn cần một ứng dụng. Đề xuất giá trị của nền tảng này khó giải thích hơn đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này làm tăng chi phí bán hàng.
Vấn đề thứ hai là chỉ có một số ít người chiến thắng trong mỗi không gian nền tảng. Các nhà phát triển ứng dụng không muốn tìm hiểu nhiều nền tảng. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng không muốn sử dụng và thanh toán với nhiều nền tảng. Nếu có tới 100 nền tảng IoT, thì coi như không có nền tảng nào cả, chỉ có những kẻ tham vọng mà thôi. Thị trường, theo thời gian, sẽ quyết định ai là người chiến thắng, và các nhà cung cấp sẽ hợp tác xung quanh khoảng hai hoặc ba công ty dẫn đầu ngành.
Vậy làm cách nào để chọn một nền tảng IoT?
Ngày nay, không có một nền tảng tốt nhất, phù hợp cho tất cả mọi ứng dụng. Có thể sẽ tốn nhiều năm trước khi thị trường cổ vũ cho người chiến thắng trong cuộc đua của IoT.
Trong khi chờ đợi, việc chọn một nền tảng nên bắt đầu với một sự hiểu biết tốt về chiến lược IoT của bạn. Xác định các loại vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết, có được một danh sách ngắn về các giải pháp có khả năng và quy trình hoạt động và cố gắng xác định nơi bạn sẽ cần chuyên môn và chiều sâu. Nếu bạn có ý tưởng về loại vấn đề kinh doanh mà bạn đang giải quyết và những thách thức lớn nhất, bạn sẽ có thể nhanh chóng có được một danh sách các nền tảng phù hợp.
Hãy tránh sự cám dỗ của việc chọn một nền tảng đơn giản bởi vì nó có một điều đặc biệt thú vị sử dụng ban đầu. Điều này sẽ giống như chọn một bàn điều khiển trò chơi bởi vì nó có bao gồm một trò chơi thật “ngầu” trong hộp. Các ứng dụng được bao gồm trong nền tảng cũng là một vấn đề nhưng chỉ là một phần của một nhân tố của chiến lược nền tảng. McKinsey đã xác định 5 đặc tính hàng đầu mà dựa vào đó có thể đánh giá một nền tảng IoT. Mặc dù năm không phải là một danh sách đầy đủ, nhưng chúng là những lĩnh vực có nhiều khả năng tạo sự khác biệt hóa cho các nền tảng một cách quan trọng và bền vững.
Môi trường của các ứng dụng
Có ba mối quan tâm về ứng dụng cần xem xét khi chọn một nền tảng: những ứng dụng nào có sẵn trong hộp, môi trường phát triển ứng dụng như thế nào, và các giao diện ứng dụng doanh nghiệp phổ biến là gì. Nhiều nền tảng sẽ bao gồm một hoặc nhiều ứng dụng có thể có một số giá trị ngoài hộp, giống như các ứng dụng thị trường chứng khoán hoặc thời tiết được tặng kèm với iPhone. Đôi khi, các ứng dụng rất đơn giản là những cái phổ biến nhất. Một nhà điều hành sản xuất đã từng nói rằng: “Tôi rất hứng thú khi có một ứng dụng chỉ cho tôi biết những máy móc nào đang có trên sàn nhà máy của tôi và liệu chúng đang bật hay đang tắt.”
Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ cần phải tự phát triển các ứng dụng IoT tinh vi. Các nhà cung cấp nền tảng không hiểu các vấn đề kinh doanh của bạn theo cùng một cách như bạn. Hãy đảm bảo rằng môi trường phát triển ứng dụng mà đã bao gồm trong nền tảng này tương thích với các nhà phát triển của bạn hoặc đối tác phát triển đáng tin cậy của bạn. Đảm bảo môi trường phát triển có hỗ trợ cách để “lưu trữ” các ứng dụng sử dụng một dịch vụ phổ biến sao cho chúng có thể chuyển đến được một nền tảng khác nếu bạn quyết định chuyển đổi. Cuối cùng, bạn có thể cần nền tảng của mình để giao tiếp với các ứng dụng doanh nghiệp lớn phổ biến, như quản lý quan hệ khách hàng (CRM – customer relationship management) hoặc bộ phần mềm quy hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP – enterprise resource planning). Một số nền tảng có thể bao gồm tính kết nối với phần mềm CRM hay ERP phổ biến và đây có thể là một tính năng quan trọng tùy thuộc vào các trường hợp sử dụng IoT của bạn.
Tiếp nhận và xử lý dữ liệu
Thông thường, một nhà khoa học dữ liệu sử dụng 80% thời gian để kết hợp, định dạng, làm sạch và xử lý dữ liệu để chúng sẵn sàng cho việc phân tích. Các công ty khác đã tạo ra những vai trò mới cho các kỹ sư dữ liệu, công việc chính của họ là giám sát và trau dồi nguồn dữ liệu. Một số nền tảng chứa các phím tắt hoặc các công cụ đặc biệt cho phép bạn xây dựng mô hình dữ liệu quan trọng của mình nhanh hơn, giảm chi phí nhân lực và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường một cách đáng kể. Thật vậy, có một số công ty nền tảng được đánh giá cao chỉ chuyên về khả năng này và sử dụng công nghệ sẵn có cho các phần khác của nền tảng. Ngoài khả năng khái niệm hóa dữ liệu và hiểu nó là gì, một khả năng cũng rất quan trọng của một nền tảng là xử lý và quản lý một số lượng lớn các luồng dữ liệu tốc độ cao đến từ nhiều nguồn khác nhau. Khả năng xử lý dữ liệu nhanh và rộng có thể là rất quan trọng, và có một số công nghệ chuyên dụng chỉ tập trung vào đó. Một số đang được cấp phép vào các nền tảng khác nhau.
Quyền sở hữu cơ sở hạ tầng đám mây
Các nhà cung cấp nền tảng IoT lớn cũng có xu hướng cung cấp cơ sở hạ tầng phần cứng điện toán đám mây riêng (cloud hardware infrastructure) bao gồm lưu trữ, tính toán, kết nối mạng lưới và trung tâm dữ liệu. Ví dụ, Amazon và Microsoft đều cung cấp một lớp nền tảng phần mềm với các dịch vụ IoT, cũng như một lớp cơ sở hạ tầng phần cứng được áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng đám mây công cộng. Các lớp cơ sở hạ tầng phần cứng thường tốn nhiều vốn, có chi phí cố định cao và có tính kinh tế theo quy mô đáng kể, và có xu hướng hướng tới hàng hóa hóa (commoditization) theo thời gian. Do đó, hầu hết các nhà phát triển nền tảng nhỏ tránh cung cấp nó, chỉ cung cấp lớp phần mềm. Họ xác nhận nền tảng của mình trên một hoặc nhiều nhà cung cấp đám mây công cộng hàng đầu. Nhiều công ty nền tảng mới ra đời có thể không được chứng nhận trên tất cả các nhà cung cấp đám mây lớn (và thường chỉ có thể chạy trên một trong số họ). Điều này có liên quan đến các doanh nghiệp nào đang tìm cách chuẩn hóa trên một giải pháp đám mây công cộng cụ thể vì những lý do khác. Hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp nền tảng IoT của bạn và chiến lược điện toán đám mây toàn cầu rộng hơn của bạn tương thích với nhau.
Quyền kiểm soát và an ninh dữ liệu
Bạn có thể hài lòng với việc dữ liệu của mình được lưu trữ trong đám mây công cộng bất kỳ nơi nào trên thế giới với mã hóa chuẩn. Hoặc, có thể vì lý do an ninh hoặc quy định, dữ liệu của bạn phải ở trong cơ sở của bạn. Có lẽ dữ liệu của bạn có thể nằm trong đám mây công cộng nhưng chỉ trong phạm vi ranh giới chính trị nhất định. Bạn có thể có yêu cầu bảo mật cụ thể, trong đám mây hoặc trên các thiết bị từ xa của bạn. Có thể yêu cầu một số loại mã hóa, quản lý truy cập hoặc chứng thực. Có thể yêu cầu có hỗ trợ blockchain hoặc không. Các khả năng của nền tảng IoT ở đây rất khác nhau. Một số rất đặc thù trong một số lĩnh vực an ninh nhất định.
Điều khiển và xử lý dữ liệu gần (edge processing)
Đó là một điều mà một nền tảng phải có, theo đó dữ liệu được lấy từ những thứ và những ống dẫn của bạn đến đám mây để phân tích bởi con người. Đó là một điều khác để chạy phân tích dữ liệu ở cạnh (edge processing*). Đôi khi, việc truyền tải dữ liệu đến đám mây là rất nặng nề; hoặc, việc chuyển tải hàng terabytes dữ liệu từ một mỏ từ xa hoặc một con tàu trên biển lên đám mây có thể bị cấm. Một số nền tảng có khả năng chuyên biệt trong việc xử lý điều này. Đôi khi cần có sự tự quyết; một số nền tảng cho phép bạn đưa con người ra khỏi vòng lặp và cho phép nền tảng tự động thay đổi hành vi của các điểm cuối được kết nối hoặc chỉ thay đổi dữ liệu vào những thời điểm thuận tiện. Di chuyển các ứng dụng từ đám mây sang cạnh, và có khả năng cho phép chúng điều chỉnh các biến hoạt động như luồng nhiên liệu hoặc hướng hoặc nhiệt độ, có thể là một yêu cầu cần có của nền tảng.
Để tận dụng được giá trị từ IoT qua nhiều use case, việc sử dụng một (và chỉ một) nền tảng trong tổ chức của bạn là một điều nên làm. Thị trường nền tảng IoT còn non nớt và có hơn 150 lựa chọn cho bạn. Khi thị trường này mạnh dần lên, hãy cố gắng tìm cho mình một đối tác hoặc lớn và sẽ ở trong thị trường lâu dài hoặc tập trung cao độ, chuyên biệt và thành công trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn nhất của bạn. Hãy nhìn vào tổng thể môi trường công nghệ, chứ không chỉ các ứng dụng. Yêu cầu quan trọng nhất của bạn có thể là xử lý dữ liệu, bảo mật hoặc tự động hóa khu vực. Và hãy sử dụng các công nghệ có thể thay thế / sẵn có cho những thứ ít quan trọng.
Lựa chọn một nền tảng là một quyết định quan trọng, bởi vì cho dù bất kỳ nền tảng nào bạn chọn, là trình điều khiển game, điện thoại thông minh hay Internet of Things, thì có thể nó sẽ đi với bạn trong một thời gian dài.
————
Chú thích:
* edge processing: một cách tối ưu hóa dữ liệu bằng cách sử lý dữ liệu ở cạnh của mạng lưới, gần nguồn của dữ liệu. Điều này giúp giảm thiểu giao tiếp qua băng thông cần thiết cho bộ cảm biến và hệ thống dữ liệu trung tâm thực hiện chức năng phân tích.
Nguồn: McKinsey & Company
Bài viết liên quan: