fbpx

Blockchain : tiềm năng cách mạng hóa chuỗi cung ứng

Khi thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain) được đưa ra cách năm 2 thế kỷ, nó là một ý tưởng mang tính cách mạng mà sẽ giúp cải thiện được tầm quan sát và kiểm soát hàng hóa và sản phẩm khi chúng được vận chuyển từ điểm A sang điểm B. Tuy nhiên công nghệ và khái niệm cũ không còn có thể hỗ trợ những vòng chu chuyển cung ứng và sản xuất ngày nay nữa. Bởi những hoạt động này đã trở nên cực kỳ phân mảnh, phức tạp và phân tán về mặt địa lý.

Thực sự là, chuỗi cung ứng hiện nay là một quy trình phức tạp và dễ sai sót mà cực kỳ khó quản lý. Hy vọng rằng, vấn đề chuỗi cung ứng có thể được khắc phục với blockchain, các công nghệ mới nổi đã chứng tỏ giá trị của mình trong việc mang tính minh bạch và hiệu quả cho một số ngành công nghiệp khác nhau

Chuỗi cung ứng đang gặp vấn đề gì?

Chuỗi cung ứng đại diện cho tất cả các liên kết có liên quan trong việc tạo ra và phân phối hàng hóa, từ nguyên liệu đến thành phẩm sẽ được giao đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, chuỗi cung ứng có thể trải dài qua hàng trăm giai đoạn và hàng chục vị trí địa lý, điều này khiến cho việc theo dõi các sự kiện hoặc điều tra sự cố trở nên vô cùng khó khăn.

Khách hàng và người mua không có cách đáng tin cậy nào để xác minh và xác nhận đúng giá trị của các sản phẩm và dịch vụ mà họ mua vì sự thiếu tính minh bạch vốn có trên toàn chuỗi cung ứng, mà kết quả là giá tiền mà chúng ta phải trả là một sự phản ánh thiếu chính xác các chi phí thực sự của sản xuất.

Các yếu tố khác bị ảnh hưởng hoặc gắn với chuỗi cung ứng thậm chí còn khó theo dõi hơn. Ví dụ như hiện nay không có cách nào để theo dõi những thiệt hại về môi trường do sản xuất hàng hoá.

Ngoài ra, điều tra và trách nhiệm giải trình các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến chuỗi cung ứng là vô cùng khó khăn. Điều này giải thích cho các vấn đề như hàng giả, lao động ép buộc và điều kiện nghèo nàn tại các nhà máy, hoặc các khoản doanh thu được sử dụng để tài trợ cho những tội ác chiến tranh và các nhóm tội phạm, như trường hợp coltan (ở Congo), chất được sử dụng để tạo ra các tụ điện cho điện thoại di động và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.

Blockchain giúp tăng cường chuỗi cung ứng như thế nào?

Như một “sổ cái” đảm bảo cả tính minh bạch và an ninh, blockchain đang cho thấy những hứa hẹn có thể sửa chữa những vấn đề hiện tại của chuỗi cung ứng. Một ứng dụng đơn giản của blockchain cho chuỗi cung ứng đó là đăng ký việc chuyển hàng hóa trên sổ cái dưới dạng các giao dịch mà sẽ xác định các bên liên quan, cũng như giá cả, ngày, vị trí, chất lượng và trạng thái của sản phẩm và bất kỳ thông tin khác có liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng.

Quyền truy cập sổ cái phổ biến cho tất cả mọi người sẽ làm cho việc truy xuất lại mỗi sản phẩm đến nguồn gốc của nguyên liệu được sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Cấu trúc phân cấp của sổ cái sẽ làm cho không bất kỳ một bên nào có thể giữ quyền sở hữu sổ cái và thao tác dữ liệu để phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Và bản chất bất biến và được dựa trên mã hóa của các giao dịch sẽ làm việc thỏa hiệp sổ cái gần như không thể. Một số chuyên gia đã tin rằng blockchain là không thể xâm nhập.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tận dụng sức mạnh của blockchain trong việc cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. IBM đã tung ra một dịch vụ cho phép khách hàng kiểm tra các blockchain trong một đám mây an toàn và theo dõi các mặt hàng giá trị cao xuyên suốt chuỗi cung ứng phức tạp. Dịch vụ này đang được sử dụng bởi Everledger, một công ty đang cố gắng sử dụng blockchain để thúc đẩy tính minh bạch trong chuỗi cung ứng kim cương và do đó giúp sửa chữa một thị trường đầy rẫy  tình trạng lao động ép buộc và gắn liền với sự tài trợ của bạo lực trên khắp châu Phi.

Provenance, một công ty có trụ sở tại Luân Đôn, đang nhằm xây dựng lòng tin trên toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu đến người tiêu dùng bằng cách khai thác các blockchain dựa trên Ethereum và Bitcoin cho phép các công ty minh bạch hơn về cách họ xây dựng các sản phẩm của mình. Điều này bao gồm việc tiết lộ tất cả mọi thứ về tác động môi trường, nơi các sản phẩm được sản xuất và những người làm việc để tạo ra sản phẩm.

Nỗ lực của Provenance cũng giúp thúc đẩy các hoạt động được xã hội chấp nhận rộng rãi, chẳng hạn như đảm bảo rằng không có nô lệ hay khai thác bất hợp lý được đưa vào sản xuất hàng hoá.

Một nỗ lực khác có liên quan thuộc về BlockVerify, mà sẽ sử dụng tính minh bạch của blockchain để chiến đấu chống lại hàng giả, đặc biệt là làm giả các loại thuốc mà đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người mỗi năm.

BlockVerify nhằm mục đích giúp cho việc xác minh tính xác thực của thuốc dễ dàng như quét mã QR trên hộp. Mỗi sản phẩm sẽ có bản nhận diện riêng của mình trên blockchain để ghi lại những thay đổi về quyền sở hữu và tất cả mọi người có thể dễ dàng truy cập.

Ngoài tính minh bạch ra còn có những lợi thế nhất định khác có được từ sự kết hợp của công nghệ blockchain và chuỗi cung ứng.

Công ty start-up của Phần Lan Kuovola Innovation đang làm việc về một giải pháp blockchain cho phép đấu thầu thông minh trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các pallet được trang bị thẻ RFID sẽ cho biết nhu cầu chúng cần được vận chuyển từ điểm A đến điểm B trên sổ cái. Các nhà chuyên chở khai thác ứng dụng này sau đó sẽ đấu thầu để thắng đợt vận chuyển đó. Sau đó, RFID sẽ trao công việc cho nhà thầu nào có các điều kiện phù hợp nhất và giao dịch sẽ được đăng ký trên blockchain. Các lô hàng sẽ được theo dõi dần dần khi thẻ di chuyển trong chuỗi cung ứng.

Rebecca Migirov, một trong những thành viên của start-up ConsenSys, đã cho ra bản vẽ chi tiết của một “vòng cung ứng” (supply circle), một hệ thống sản xuất và tiêu thụ dựa trên blockchain nhằm thúc đẩy sự hợp tác và cộng tác trong cộng đồng và khuyến khích người tiêu dùng trở thành “prosumer”, tức là người tiêu dùng đồng thời cũng là nhà sản xuất dựa trên điểm thuận lợi của họ.

Blockchain và cơ sở hạ tầng hợp đồng thông minh cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước một nền tảng (platform) phân quyền trong đó họ có thể chia sẻ và trao đổi kỹ năng, nguồn lực và sản phẩm mà không cần dựa vào các bên thứ ba.

Tương lai của chuỗi cung ứng sẽ ra sao?

Các blockchain có tiềm năng chuyển đổi chuỗi cung ứng và đột phá hoàn toàn cách chúng ta đang vận hành sản xuất, thị trường, thu mua và tiêu thụ hàng hóa. Tính minh bạch, khả năng truy nguyên nguồn gốc và an ninh cho chuỗi cung ứng có thể giúp chúng ta tiến một bước dài tới một nền kinh tế an toàn hơn và đáng tin cậy hơn bằng cách thúc đẩy sự tin tưởng và trung thực và ngăn chặn việc thực hiện các hoạt động đang bị lên án.

 

——-

Nguồn: Smartlog trích từ bài “Blockchain has the potential to revolutionize the supply chain” của tác giả Ben Dickson, đăng trên techcrunch.com, tháng 11/2016

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0938 545 272