Khi môi trường sản xuất được kỹ thuật số và trở nên nhanh nhạy hơn, nhiều công đang phải chuyển sang áp dụng các phương pháp sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) để thúc đẩy chu trình sản xuất từ điểm đầu đến điểm cuối và định vị bản thân họ trở thành “nhà máy của tương lai”. Bài báo này sẽ giải thích cách thức và lý do tại sao các phương pháp tiếp cận hiện đại về sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) đang tạo ra một môi trường kết nối và đóng vai trò là chất xúc tác cho các khái niệm tiến bộ bao gồm:
- Internet vạn vật (IoT) công nghiệp – Số hóa và kết nối tài sản
- Sản xuất thông minh – Sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất
- Lập kế hoạch, lên lịch trình và triển khai đồng bộ – Kiểm soát hàng bán thành phẩm (Work In Progress – WIP) và thúc đẩy quá trình sản xuất từ điểm đầu đến điểm cuối
- Khả năng hiển thị (visibility) của chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối – Kiểm soát và giao tiếp theo thời gian thực
Các nhà sản xuất ngày nay đang cạnh tranh ở các cấp độ khác nhau và với nhu cầu ngày càng tăng của việc tùy biến và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường ngắn hơn. Vì vậy, làm thế nào họ đáp ứng nhu cầu thị trường phức tạp trong khi vẫn duy trì được mức độ hài lòng của khách hàng, hiệu suất nhà cung cấp và sản lượng?
Họ đang thực hiện các chiến lược sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại theo các bước sau đây: Số hóa, đồng bộ hóa và hiển thị (digitize, synchronize, visualize).
-
Nội dung bài viết
Số hóa
Mục tiêu: Giúp dữ liệu phù hợp có thể được truy cập và đưa nó vào tay những người phù hợp nhằm đưa ra quyết định sản xuất thông minh (smart manufacturing).
Sự kết hợp giữa sản xuất số hoá và công nghệ đám mây không chỉ giải phóng dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào để thúc đẩy IoT, mà còn làm cho nó dễ dàng chuyển đổi nó thành những thông tin có ý nghĩa và khả thi để thúc đẩy quá trình ra quyết định của sản xuất thông minh (smart manufacturing). Tuy nhiên, cho dù dữ liệu của bạn có lớn đến đâu, nó chỉ có giá trị nếu bạn có được dữ liệu phù hợp cho đúng người vào đúng thời điểm.
Quy trình số hóa
Có hai vấn đề chính liên quan đến số hóa (digitization). Thứ nhất là cần phải số hóa các quy trình thủ công và thứ hai là khả năng kết nối và chia sẻ thông tin kỹ thuật số dễ dàng. Chúng ta đều yêu thích những chiếc bảng trắng, bảng tính và ghi chú sau khi làm việc để biết phải làm gì. Vấn đề là các tài nguyên này tạo ra hàng dãy dữ liệu, mà không cung cấp bất kỳ bối cảnh lịch sử nào và có thể không được cập nhật trong thời gian thực. Quá trình số hóa sẽ mang lại lợi ích thông qua tự động hóa (automation), nhưng một sản phẩm phát sinh đó là dữ liệu dồi dào được thu thập và có thể được tận dụng mà không cần bất kỳ công việc bổ sung nào.
Kết nối tài sản kỹ thuật số
Các nhà sản xuất hiện đại theo hướng sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) đang kết nối các môi trường của họ – trong từng nhà máy, qua nhiều nhà máy của doanh nghiệp và trong khắp chuỗi cung ứng mở rộng – trong khi vẫn giữ dữ liệu tại máy chủ. Dữ liệu được truy cập, tổng hợp, phân tích và chia sẻ bằng cách “chuẩn hóa” dữ liệu (dịch nó sang một định dạng chung) để có thể truy cập, tập hợp và phân tích nhanh hơn và dễ dàng hơn. Sự giải phóng dữ liệu này cung cấp cho các nhà sản xuất hiện đại những thông tin liên quan trong thời gian thực để thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu và những hiểu biết kinh doanh tương lai nhằm điều chỉnh hành động, hoặc dự đoán và ngăn ngừa các sự kiện đột phá (disruptions).
Giá trị của bối cảnh
Đối với các nhà sản xuất hiện đại theo hướng sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing), chìa khóa của trí tuệ thông tin (data intelligence) – và khả năng nhanh chóng thực hiện hành động khắc phục – là hiểu được dữ liệu trong bối cảnh với các hệ thống và môi trường xung quanh. Dữ liệu với bối cảnh cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng xác định các nhân tố nhân tố xung quanh một sự kiện (hiệu suất máy, các hệ thống về môi trường, v.v …). Thông qua cái nhìn sâu hơn, dữ liệu trong bối cảnh cung cấp đòn bẩy tác động đến nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Hiệu suất tài nguyên và các chỉ số OEE (hiệu suất tổng thể – Overall Equipment Effectiveness)
- Phát hiện vấn đề và cách thức phản ứng
- Các dự án cải tiến liên tục
- Sản xuất thông minh và cải tiến hiệu suất
Điều quan trọng cần lưu ý là quá trình chuyển đổi thông qua số hóa (digitization) không phải là cách tiếp cận khổng lồ, được ăn cả hoặc ngã về không. Với số lượng lớn các dữ liệu mà hầu hết các nhà sản xuất đang thu thập được, điều này có thể khá khó chịu. Thay vào đó, hãy bắt đầu nhỏ và tăng quy mô lên bằng cách kết nối tài sản một cách có thể quản lý được. Hãy tập trung vào việc thúc đẩy các sáng kiến hiện có của doanh nghiệp hoặc các sáng kiến tinh giản (lean) – hoặc tập trung vào nơi mà bạn sẽ có tác động lớn nhất đến tổ chức (xem phần đồng bộ hóa sản xuất bên dưới).
-
Đồng bộ hóa
Mục tiêu: Liên kết con người, quy trình, vật liệu, máy móc và dữ liệu ở cấp độ đơn hàng để thúc đẩy luồng sản xuất từ đầu đến cuối.
Đồng bộ hóa tài sản kỹ thuật số với các tài nguyên và quy trình là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại. Yếu tố cơ bản khác, dòng chảy, được hỗ trợ thông qua số hóa (digitization) và đồng bộ hóa (synchronization).
Hãy xem xét giá trị trong việc đồng bộ hoá các nguồn lực sản xuất của bạn. Trong môi trường sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing), sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng (hoặc người tiêu dùng). Thông qua số hóa, các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) thích ứng theo thời gian thực với nhu cầu thay đổi, giảm chi phí và lãng phí liên quan đến lượng hàng tồn kho dư thừa và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường quá lâu, đồng thời tăng công suất và tỷ lệ thời gian giao hàng đúng thời hạn. Chúng ta cần tập trung vào toàn bộ dòng giá trị, đồng bộ hoá các quy trình đặt hàng, lập kế hoạch, bổ sung nguyên vật liệu và sản xuất với các nguồn lực cần thiết để thực hiện đơn hàng dựa trên các nguyên tắc Lean Manufacturing, Theory of Constraint (TOC) và Six Sigma. Điều này đảm bảo rằng mọi thứ đều được liên kết với nhau để đi qua giai đoạn hoàn thành trước khi đơn đặt hàng được giao. Các nhà vận hành và máy móc có sẵn, vật liệu có sẵn tại nơi chúng cần và những ưu tiên được tất cả mọi người nhìn thấy rõ ràng.
Làm thế nào các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) thúc đẩy quá trình sản xuất từ điểm đầu đến điểm cuối:
-
Giao tiếp và khả năng hiển thị thời gian thực
-
Đồng bộ hoá tài nguyên
-
Quản lý chặt chẽ đơn hàng
-
Quản lý các hạn chế
-
Thích ứng với những thay đổi nhu cầu
-
Mô phỏng từng kịch bản
-
Lập trình tự chi tiết thông minh
-
Bổ sung vật liệu JIT
-
Hiển thị
Mục tiêu: Ngay lập tức truyền đạt những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và trong các ưu tiên cho tất cả các bên liên quan – tạo ra một luồng thông tin duy nhất (một phiên bản duy nhất của sự thật).
Các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại luôn nổ lực để đến được càng gần với tín hiệu nhu cầu càng tốt. Khi họ tiến gần hơn, nhu cầu về khả năng hiển thị (visibility) trở nên nhạy cảm về thời gian hơn. Tất cả các bên liên quan dọc theo chuỗi giá trị đều đòi hỏi truy cập theo thời gian thực (real-time) vào thông tin mà họ cần để thích ứng và thúc đẩy bận hành.
Bởi vì các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hoạt động theo thời gian thực (real-time) hoặc gần như thời gian thực, sự phối hợp của con người, vật liệu, máy móc, quy trình và dữ liệu có thể khá phức tạp và có nhiều biến đổi. Khả năng hiển thị (visibility) không chỉ giúp đơn giản hóa sự phức tạp và quản lý sự biến đổi, mà còn hỗ trợ sự vận hành của tất cả các KPI có liên quan đi đúng hướng.
Các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại hoạt động trong các môi trường đã được số hóa, đồng bộ hóa với khả năng hiển thị thời gian thực (real-time visibility) sẽ được hưởng lợi từ việc tăng công suất, giảm chi phí hàng tồn kho, cải thiện thời gian giao hàng và sản lượng lớn hơn.
Khi nói đến khả năng hiển thị (visibility), dưới đây là những lĩnh vực cốt lõi mà các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại tập trung vào:
A. Cung và Cầu: Hiển thị theo thời gian thực và đồng bộ hóa tín hiệu nhu cầu, tính sẵn có của vật liệu và tiến hành (nguồn lực sẵn có) để đảm bảo luồng sản xuất liên tục từ điểm đầu đến điểm cuối, không bị gián đoạn.
Đối với các nhà sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại số hóa và đồng bộ hoá, mức độ hiển thị này thường mang đến tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn cao hơn bởi vì tất cả các biến sản xuất đều được đồng bộ hóa và lập kế hoạch theo yêu cầu của khách hàng.
B. Các chỉ số dòng chảy sản xuất: Do đồng bộ hóa và dòng chảy sản xuất nhà hai nhân tố xác định mô hình sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing), nên việc có một tầm nhìn phù hợp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến dòng sản xuất là rất quan trọng. Khả năng hiển thị theo thời gian thực (real-time visibility) đối với các mức độ dự trù bổ sung đơn hàng khác nhau (replenishment buffer), các ràng buộc (như về máy móc, quy trình hoặc các bộ phận / bộ phận lắp ráp) và các sự kiện / sự gián đoạn của nhà máy có thể tạo sự khác biệt về sản lượng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
C. Các ưu tiên: Các công nghệ sản xuất theo nhu cầu (demand-driven manufacturing) hiện đại thích nghi cao với sự thay đổi của nhu cầu. Những thay đổi trong các ưu tiên cần được truyền đạt qua chuỗi cung ứng theo thời gian thực để duy trì dòng sản xuất tối ưu. Ví dụ: các nhà lập kế hoạch cần có khả năng hiển thị đối với các tài nguyên có sẵn để giảm tải công việc; các nhà khai thác cần có khả năng hiển thị đối với những điều cần làm tiếp theo; các nhà cung cấp cần có khả năng hiển thị trong các điều chỉnh bổ sung đơn hàng; và các nhà cung cấp dịch vụ cần có khả năng hiển thị để tối ưu hóa vận tải.
“Khả năng hiển thị chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối là một thành phần cơ bản và quan trọng để hướng đến mô hình sản xuất theo nhu cầu.” –Gartner
—-
Nguồn: Supply Chain 247 & Synchrono
Bài viết liên quan: