Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, tăng trải nghiệm khách hàng và cải thiện lợi nhuận. Trong Logistics, chuyển đổi số càng cần thiết hơn khi mà quy trình quản lý đơn hàng, vận tải và kho hàng của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự linh hoạt, chính xác và nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng kịp thời nhận ra những vấn đề liên quan đến chậm chuyển đổi số Logistics. Bài viết này sẽ đưa ra các dấu hiệu mà doanh nghiệp cần chú ý để đưa ra quyết định chuyển đổi số đúng lúc và đúng cách.
5 Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bạn cần chuyển đổi số Logistics
Quy trình quản lý vận hành logistics thiếu hiệu quả
Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng nhiều phương pháp và hệ thống khác nhau để quản lý vận tải, kho hàng và đơn hàng, sự không đồng bộ là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Hậu quả là sai sót số liệu, luồng thông tin luân chuyển chậm và cản trở quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Trong khi đối với các doanh nghiệp, thời gian được tính bằng hiện kim, sự xuất hiện của những sai sót và hao tổn thời gian lâu dài sẽ khiến doanh nghiệp gánh những thâm hụt doanh thu khổng lồ.

Chi phí vận chuyển và quản lý kho hàng cao
Theo Báo Chính phủ (05/2022) , chi phí Logistics tại Việt Nam trung bình chiếm 16,8% giá trị hàng hóa, trong khi con số này ở Quốc tế chỉ là 10,6% Nguyên nhân được nhiều chuyên gia nhận định chính là sự chậm trễ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình.
- Nếu doanh nghiệp đang có chi phí Logistics cao hơn 16,8% (cao hơn mức trung bình Việt Nam), bạn cần có kế hoạch nhanh chóng, kịp thời cho việc số hóa vận hành để tối thiểu chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
- Nếu doanh nghiệp bạn có chi phí Logistics ở giữa 10,6% và 16,8%, bạn vẫn cần xem xét và nâng cấp hệ thống vận hành để tối ưu hóa hơn nữa. Mỗi năm đều có hàng nghìn công ty startup, hàng trăm công ty chuyển mình thành kỳ lân và hơn nữa là sự gia nhập thị trường của các tập đoàn đa quốc gia. Bạn có thể từ tiên phong trở thành kẻ bị bỏ lại bất kỳ lúc nào nếu không sẵn sàng thay đổi.
=> Đọc thêm về cách thức tối ưu chi phí kho mà Giải pháp quản lý kho hàng SWM có thể mang lại cho doanh nghiệp bạn.
Không có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng
Số liệu kinh doanh qua từng ngày chính là thông tin hữu ích nhất cho việc nghiên cứu dự báo. Nếu doanh nghiệp bạn gặp khó khăn trong việc tổng hợp và phân tích số liệu bán hàng dẫn đến kho hàng lúc thừa lúc thiếu, rất có thể đây là lúc bạn cần nâng cấp hệ thống quản lý đơn hàng.
Các hệ thống chuyển đổi có thể giúp bạn tổng hợp số liệu, tự động tạo báo cáo với các gợi ý, dự báo dựa trên chính những số liệu ấy.
Thiếu tính linh hoạt và thích ứng
Thị trường luôn thay đổi, nếu doanh nghiệp bạn thường xuyên rơi vào thế bị động trước những tác động từ bên ngoài, như phản hồi kém của khách hàng hay giá nhiên liệu tăng cao,… Số hóa doanh nghiệp với những thuật toán thông minh có thể giúp bạn chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc tối ưu các tuyến đường để tiết kiệm nhiên liệu trong thời kỳ biến động kinh tế này.
=> Tham khảo Giải pháp quản lý vận tải STM trong việc tối ưu tuyến đường, cảnh báo điểm lạ và nâng cao tốc độ giao hàng.

Thiếu tính minh bạch và đáng tin cậy
Việc quản lý các chứng từ thủ công dễ tạo nên những lỗ hổng khiến hoạt động vận hành thiếu tính minh bạch. Điều này kéo dài có thể tạo nên nhiều chi phí phát sinh và đặc biệt là các nguy cơ pháp lý nghiêm trọng
Đưa tất cả giấy tờ lên hệ thống số giúp các cấp quản lý thông tin dễ dàng hơn, cô đọng hơn. Các nhân viên cấp vận hành cũng tiện lợi hơn trong việc thu thập và lưu giữ chứng từ.
Làm cách nào để chuyển đổi số hiệu quả trong Logistics?
Việc đưa công nghệ vào quản lý Logistics nghe có vẻ thiết thực và tuyệt vời nhưng làm cách nào để thực tế hóa điều này mới là quan trọng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp hệ thống quản lý Logistics, bao gồm quản lý vận tải, quản lý hàng hóa và đơn hàng, e-commerce,… Mỗi phần mềm sẽ có những ưu nhược khác nhau và phù hợp cho các nhóm doanh nghiệp riêng biệt.
Tóm lại, đây là những tiêu chí quan trọng bạn cần lưu ý khi lựa chọn hệ thống quản lý Logistics cho doanh nghiệp:
- Khả năng tích hợp đa dạng: Logistics là một chuỗi nghiệp vụ nên cần sự đồng bộ cao giữa các phần mềm liên quan để có thể vận hành trơn tru, tinh gọn.
- Giao diện thân thiện: Không phải ai cũng có khả năng thích ứng công nghệ cao, lựa chọn phần mềm có giao diện thân thiện, hợp lý có thể giúp nhân viên sử dụng dễ dàng hơn, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ số hóa cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ khách hàng: Các sản phẩm phần mềm có những điểm đặc thù cần được bảo trì và nâng cấp bởi chính đội ngũ lập trình. Hãy lựa chọn những doanh nghiệp được phản hồi tốt về dịch vụ khách hàng vì sự hỗ trợ của các chuyên gia trong chuyển đổi số là cực kỳ quan trọng.
Là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc cung cấp các phần mềm quản lý Logistics chuyển đổi số, Smartlog luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ nhận demo giải pháp ngay tại hotline 0938 545 272 hoặc để lại câu hỏi cho chúng tôi tại đây.
Bài viết liên quan: